Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

EVFTA: Đưa nông sản Việt vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Thúy Hồng - 10:36, 13/10/2020

Sau hơn 2 tháng Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) (gọi tắt là Hiệp định EVFTA) có hiệu lực và được thực thi, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU và tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nông sản Việt phải đáp ứng các điều kiện đủ mới có thể tận dụng được hiệu quả mà hiệp định EVFTA mang lại.
Nông sản Việt phải đáp ứng các điều kiện đủ mới có thể tận dụng được hiệu quả mà hiệp định EVFTA mang lại.

Cơ hội vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Sau khi EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu nhiều loại nông sản sang EU đã tăng đột biến. Trong tháng 9/2020, một loạt các mặt hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu những lô đầu tiên đi EU theo Hiệp định EVFTA như: Xuất khẩu lô tôm vào ngày 11/9; 100 tấn chanh leo, 296 tấn cà phê sang thị trường Hà Lan vào ngày 16/9…

Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), trong 8 đầu năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 336,92 tỷ USD; trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 175,36 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ 2019.

Việc thuận lợi trong xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang EU, mang lại giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là đối với vùng DTTS và miền núi có thế mạnh về sản xuất các mặt hàng nông sản.

Cụ thể như tại tỉnh Sơn La, đã xuất khẩu một lượng lớn nông sản sang 12 nước trên thế giới; đồng thời tận dụng cơ hội này để tìm đường tiếp cận với thị trường 27 nước EU.

Ông Hà Văn Sơn, Giám đốc HTX nông nghiệp an toàn Chiềng Hặc, huyện Yên Châu (Sơn La) cho biết: HTX cũng đang làm mô hình và cũng đang chuyển hướng dần sang sản xuất hữu cơ; bước đầu đạt hiệu quả. Sản phẩm xoài mấy vụ vừa rồi của HTX không đủ cung cấp cho doanh nghiệp để xuất khẩu.

Vẫn còn nhiều rào cản

Mặc dù mở ra cơ hội mới, nhưng Hiệp định EVFTA cũng đặt ra không ít khó khăn cho ngành nông sản Việt. Làm thế nào để tận dụng cơ hội của EVFTA và nâng cao năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đối với các hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp Việt, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vùng DTTS và miền núi vẫn đang là thách thức.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khuyến cáo, trước hết các tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm không chỉ là VietGAP mà phải nâng lên GlobalGAP; nhất là năng lực chế biến nông sản cũng cần được tăng lên để phù hợp hơn với đòi hỏi từ EU.

"Các doanh nghiệp sẽ phải phát triển các sản phẩm có sự chế biến tốt, bảo quản dài ngày để có thể chinh phục được thị trường này. Các địa phương, cần quy hoạch ổn định lâu dài các vùng, tiểu vùng và địa bàn sản xuất, bảo đảm đạt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đúng yêu cầu, quy định của thị trường xuất khẩu. Trên cơ sở đó, thực hiện cấp mã vùng sản xuất, các số liệu cơ bản để đưa vào thông tin truy xuất nguồn gốc.

Tin cùng chuyên mục
Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Gần cả cuộc đời gắn bó với quê hương, bà Ka Hiên, dân tộc Mạ, ở thôn Phước Dũng, xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều công lao, đóng góp, tạo động lực giúp đồng bào các dân tộc ở địa phương vươn lên xóa cái đói, đuổi cái nghèo.