Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam 2023 sẽ diễn ra từ tháng 10 đến tháng 11

Trần Hồ - 09:47, 26/09/2023

Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam 2023 sẽ diễn ra từ tháng 10 đến tháng 11/2023, tại Hà Nội; trong đó, thời gian tổ chức sự kiện chính diễn ra từ ngày 9 - 12/11, tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Đây là thông tin được Ban Tổ chức đưa ra tại buổi họp báo ngày 26/9, do Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức.

Toàn cảnh buổi họp báo
Toàn cảnh buổi họp báo

Theo ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển (NN&PTNT), Festival được tổ chức nhằm bảo tồn, tái hiện và phát huy bản sắc các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; hình thành các nét văn hóa đương đại của làng nghề Việt Nam; trong đó lấy các làng nghề của thành phố Hà Nội làm trung tâm để lan tỏa đến các địa phương khác. Đồng thời tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi, người lao động trong các làng nghề, qua đó khơi dậy tình yêu làng nghề truyền thống của thế hệ trẻ; xây dựng và hình thành các Tour, điểm du lịch làng nghề; đồng thời, kết nối giữa doanh nghiệp với làng nghề để thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm…

Tại Festival, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với UBND TP. Hà Nội đồng chủ trì tổ chức các sự kiện như: Lễ vinh danh các nghệ nhân, thợ giỏi (dự kiến tổ chức vào sáng ngày 9/11, với khoảng 100 đại biểu nghệ nhân, thợ giỏi của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Lễ khai mạc Festival; đêm biểu diễn chương trình nghệ thuật của các làng nghề; Hội chợ quốc tế giới thiệu sản phẩm làng nghề, sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Đặc biệt, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023, nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá và tôn vinh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam; khuyến khích các tác giả phát huy ý tưởng sáng tạo nhằm tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, vừa có tính kỹ thuật, mỹ thuật, ứng dụng cao và đáp ứng được các tiêu chí về phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thông tin về sự kiện
Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thông tin về sự kiện

Trong khuôn khổ Festival, cũng sẽ diễn ra nhiều hoạt động như: Hội thảo quốc tế chủ đề “Bảo tồn và phát triển làng nghề”; hội thảo Kết nối giao thương Việt Nam - San Marino; hội thảo Xúc tiến thương mại Việt Nam - Mông Cổ; hội thảo Xây dựng vùng nguyên liệu dâu tằm tơ; lễ rước tổ nghề và tuần văn hóa du lịch - thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2023; Lễ trao giải các sản phẩm làng nghề Hà Nội đạt giải năm 2023; Lễ hội mùa Thu Hà Nội, dự kiến tổ chức từ ngày 29/9 - 1/10, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, với khoảng 200 gian hàng; Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2023; tổ chức các hoạt động thăm quan, trải nghiệm tại các làng nghề ở Hà Nội như Bát Tràng, Vạn Phúc, Đường Lâm…

Tin cùng chuyên mục
Tre, trúc không còn bị "bạc đãi" ở vùng đất Tây Nam bộ

Tre, trúc không còn bị "bạc đãi" ở vùng đất Tây Nam bộ

Các loại cây họ tre nứa rất dễ trồng, dễ chăm sóc với hàng chục giống tre, trúc khác nhau và chúng được trồng hầu như khắp các địa phương vùng Tây Nam bộ. Từ lâu, sản phẩm từ cây tre gắn bó với đời sống cư dân nơi này. Dù đang chịu cạnh tranh gay gắt với hàng hóa sản xuất bằng dây chuyền công nghệ, thay thế bằng những nguyên liệu công nghiệp nhưng không vì thế mà sản phẩm từ họ tre trúc “hết thời”.