Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Gia Lai: Đề xuất tổ chức thí điểm dạy học 5 ngày/tuần cấp THCS và THPT

Ngọc Thu - 15:04, 11/03/2025

Nhằm giúp học sinh có thêm thời gian tự học, tham gia các hoạt động phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông thuộc Sở về việc rà soát, đề xuất tổ chức thí điểm dạy học 5 ngày/tuần cấp THCS và THPT.

Một tiết học tại Trường THPT Ya Ly, huyện Chư Păh, Gia Lai
Một tiết học tại Trường THPT Ya Ly, huyện Chư Păh, Gia Lai

Cụ thể, rà soát về cơ sở vật chất và nhân lực (số lớp, số phòng học lý thuyết, số phòng học bộ môn; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên) bảo đảm đủ điều kiện để tổ chức thí điểm dạy học 5 ngày/tuần (nghỉ học chính khóa ngày thứ Bảy).

Đối với các trường đủ điều kiện đề xuất tổ chức thí điểm dạy học 5 ngày/tuần (nghỉ học chính khóa ngày thứ Bảy), căn cứ kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của từng môn học bắt buộc, môn học tự chọn, môn học lựa chọn, chuyên đề học tập lựa chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục địa phương chủ động bố trí thời gian thực hiện chương trình, bảo đảm tính khoa học, sư phạm.

Việc đề xuất tổ chức thí điểm dạy học 5 ngày/tuần nhằm giúp học sinh có thêm thời gian tự học, tham gia các hoạt động phát triển toàn diện
Việc đề xuất tổ chức thí điểm dạy học 5 ngày/tuần nhằm giúp học sinh có thêm thời gian tự học, tham gia các hoạt động phát triển toàn diện

Đặc biệt, không bắt buộc phải dạy môn học ở tất cả các tuần, không bắt buộc phải chia đều tiết/tuần để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trường. Tuyệt đối không vì mục đích nghỉ học chính khóa ngày thứ Bảy mà dồn ép lịch dạy học, bố trí thời gian biểu không khoa học, gây áp lực học tập đối với học sinh.

Tin cùng chuyên mục
Cô giáo tâm huyết truyền dạy tiếng Chăm

Cô giáo tâm huyết truyền dạy tiếng Chăm

Trung tuần tháng Tịnh chay Ramưwan 2025, chúng tôi về làng Chăm An Nhơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, gặp cô Nguyễn Thị Tùng Long - một giáo viên tâm huyết trong việc gìn giữ và phát triển chữ Chăm tại địa phương. Cô Tùng Long vinh dự được Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo) mời tham gia biên soạn sách giáo khoa tiếng Chăm cho bậc tiểu học.