Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục dân tộc

Gia Lai: Hỗ trợ trên 1,087 tỷ đồng cho thí sinh là học sinh nghèo, học sinh người DTTS

Ngọc Thu - 09:40, 27/06/2024

Với quyết tâm không để thí sinh nào phải bỏ thi vì điều kiện kinh tế khó khăn, hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã xuất ngân sách địa phương trên 1,087 tỷ đồng để hỗ trợ 2.615 thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, con em hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách, thí sinh khuyết tật, thí sinh người DTTS tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Tỉnh Gia Lai tích cực hỗ trợ thí sinh là học sinh nghèo, khó khăn, học sinh người DTTS trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Tỉnh Gia Lai tích cực hỗ trợ thí sinh là học sinh nghèo, khó khăn, học sinh người DTTS trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Cụ thể, tổng số thí sinh được hỗ trợ tại huyện Krông Pa là 410 em; Tp. Pleiku với 330 em và thị xã An Khê với 8 em. Về tổng số tiền hỗ trợ, Tp. Pleiku với 165 triệu đồng, huyện Chư Prông trên 132,5 triệu đồng, huyện Chư Păh 114 triệu đồng và thị xã Ayun Pa 9,3 triệu đồng. Định mức hỗ trợ tùy theo địa phương, cao nhất là thị xã An Khê với 1,2 triệu đồng/thí sinh.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, tỉnh Gia Lai có 15.249 thí sinh đăng ký dự thi, gồm 14.415 thí sinh học lớp 12 và 834 thí sinh tự do. Căn cứ quy chế thi và số lượng thí sinh đăng ký dự thi, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai đã kiểm tra, chọn đặt 41 điểm thi tại 17 huyện, thị xã, thành phố với 654 phòng thi chính thức. Ngoài ra, Sở cũng bố trí 1 điểm thi dự phòng tại mỗi địa phương và các phòng thi dự phòng tại những điểm thi chính thức.

Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai cũng huy động khoảng 2.480 lượt công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành, đồng thời, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Y tế điều động khoảng 330 lượt cán bộ, chiến sĩ và 43 y - bác sĩ tham gia làm nhiệm vụ trong các ban của Hội đồng thi. Chương trình “Tiếp sức mùa thi” đang được Tỉnh đoàn triển khai với sự tham gia của đông đảo đoàn viên, thanh niên các địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.