Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Trang địa phương

Gia Lai: Tiêu hủy cá thể động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB

Ngọc Thu - 19:37, 17/03/2023

Ngày 17/3, tại Tp. Pleiku, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tiêu hủy 31 cá thể động vật hoang dã đã chết. Đây là cầy vòi hương, loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tiêu hủy 31 cá thể động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tiêu hủy 31 cá thể động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB

Trước đó, ngày 19/12/2022, Đoàn Kiểm tra liên ngành số 2 phối hợp với Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh Gia Lai) kiểm tra nhà kho của bà Phan Thị Hải Anh (làng Ngol Tả, phường Chi Lăng, Tp. Pleiku) có 1 tủ đông lạnh chứa 31 cá thể chồn đã chết. Tại thời điểm kiểm tra, bà Trần Thị Trà Ly (tổ 2, phường Phù Đổng) nhận mình là chủ 31 cá thể chồn, nhưng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Số chồn trên bà Ly cho biết đã mua lại của một người lạ, rồi tàng trữ tại nhà kho chờ giá cao bán kiếm lời. Vì vậy, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc số tang vật trên

Theo kết quả tại Công văn số 1965/STTNSV của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), kết luận giám định 31 cá thể động vật chồn đã chết là cầy vòi hương, loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB.

Sau thời gian xác minh, Đoàn Kiểm tra liên ngành số 2 đề xuất Chi cục Kiểm lâm tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Trần Thị Trà Ly 75 triệu đồng, đồng thời tiêu hủy toàn bộ số động vật rừng trên.

Tin cùng chuyên mục
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các Chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.