Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Gia Lai: Tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phòng chống tảo hôn

Ngọc Thu - 18:07, 30/10/2022

Công an huyện Đak Đoa (Gia Lai) vừa phối hợp với Phòng Dân tộc, Phòng Tư pháp, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Huyện đoàn, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân huyện và UBND xã Đak Sơmei tổ chức phiên tòa giả định về tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.

Phiên tòa đã thu hút đông đảo người dân đến theo dõi nội dung xét xử sơ thẩm vụ án giả định
Phiên tòa đã thu hút đông đảo người dân đến theo dõi nội dung xét xử sơ thẩm vụ án giả định

Phiên tòa đã thu hút hơn 300 người dân địa phương đến theo dõi nội dung xét xử sơ thẩm vụ án giả định.

Tình huống của vụ án là xét xử đối với bị cáo về tội “Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”. Hai bên gia đình tự ý tổ chức đám cưới tảo hôn cho bị cáo và nạn nhân, đã bị chính quyền địa phương nơi cư trú xử phạt vi phạm hành chính 2 triệu đồng. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã khai thác, phân tích hành vi phạm tội của bị cáo, giúp bị cáo hiểu rõ hơn về hậu quả do mình gây ra, đồng thời tuyên phạt bị cáo 3 năm, 6 tháng tù về tội “Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” theo Điều 145 và Điều 51 Bộ luật Hình sự.

Tại chương trình, các đơn vị đã lồng ghép đặt câu hỏi nội dung liên quan nhằm giúp người dân tiếp thu kiến thức pháp luật hiệu quả. Với hình thức tuyên truyền trực quan sinh động phiên tòa giả định nhằm đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức thượng tôn pháp luật cho người dân địa phương. Đặc biệt là thanh thiếu niên và đồng bào DTTS trên địa bàn huyện về những hệ lụy, cũng như việc xử lý nạn tảo hôn theo quy định của pháp luật. Từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, giúp giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.

Với hình thức tuyên truyền trực quan sinh động, phiên tòa giả định đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, phòng chống tảo hôn cho người dân địa phương
Với hình thức tuyên truyền trực quan sinh động, phiên tòa giả định đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, phòng chống tảo hôn cho người dân địa phương

Bà Lê Thị Hương - Trưởng phòng Dân tộc huyện Đak Đoa cho biết: Huyện Đak Đoa có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm hơn 55% dân số, trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 12,8%. Từ năm 2016 - 2021, huyện có 364 cặp tảo hôn. Trước tình hình đó, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hàng năm, UBND huyện chỉ đạo Phòng Dân tộc phối hợp với Phòng Tư pháp, UBND các xã, thị trấn lồng ghép nội dung tuyên truyền Đề án đến với người dân bằng nhiều hình thức; phối hợp với các hội, đoàn thể tổ chức ngoại khóa tuyên truyền trong trường học về hậu quả của nạn tảo hôn; thành lập các câu lạc bộ tư vấn tiền hôn nhân ở 100% xã, thị trấn…

Trong đó, việc tổ chức các phiên tòa giả định tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phòng chống tảo hôn đã tạo được tín hiệu tích cực, giúp người dân tiếp thu, nắm rõ pháp luật và nhận thức về nạn tảo hôn trong một bộ phận người dân đã có sự chuyển biến tích cực. Nhờ đó, số vụ tảo hôn đã giảm dần theo các năm. Đặc biệt, từ đầu năm 2022 đến nay, huyện không có trường hợp nào tảo hôn.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.