Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Giải quyết nguồn lực thực hiện chính sách dân tộc: Kỳ vọng vào Chương trình mục tiêu quốc gia thứ ba

Sỹ Hào - 10:15, 25/09/2019

Vùng DTTS và miền núi nhiều năm qua đã thụ hưởng rất nhiều chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ để phát triển kinh tế-xã hội. Nhưng nhiều chương trình, chính sách không được bố trí đủ vốn để thực hiện do không ghi rõ tổng vốn, nguồn vốn. “Nút thắt” này kỳ vọng được tháo gỡ khi Đề án tổng thể phát triển vùng DTTS và miền núi được phê duyệt thành Chương trình mục tiêu quốc gia thứ ba, cùng với Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng Nông thôn mới...

Nhiều nhưng dàn trải!

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những năm qua đã có rất nhiều chính sách, nguồn lực ưu tiên đầu tư, hỗ trợ cho đồng bào DTTS. Trong đó, giai đoạn 2011-2015 có 184 chính sách, giai đoạn 2016-2020, có 116 chính sách được ban hành. Đối với 3 Tây (Tây Bắc, Tây Nam bộ, Tây Nguyên), giai đoạn 2016-2020 đã bố trí đầu tư gần 200 nghìn tỷ đồng, vốn ODA là hơn 38 nghìn tỷ đồng, tăng 2,47 lần so với giai đoạn 2011-2015.

Ngoài ra, số liệu mới đây của Bộ Tài chính cũng cho thấy sự ưu tiên trong bố trí nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng DTTS và miền núi. Cụ thể, trong hai năm 2017-2018, ngân sách bố trí khoảng 187 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ đồng bào DTTS.

Vùng DTTS và miền núi cần nguồn lực đầu tư phát triển đủ mạnh để kéo gần khoảng cách với các vùng miền khác. (Ảnh minh họa).
Vùng DTTS và miền núi cần nguồn lực đầu tư phát triển đủ mạnh để kéo gần khoảng cách với các vùng miền khác. (Ảnh minh họa).

Đây rõ ràng là khoản kinh phí không hề nhỏ trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, cho thấy nỗ lực của Chính phủ quyết tâm kéo gần khoảng cách phát triển vùng DTTS và miền núi so với các vùng, miền khác. Nhưng từ nhiều năm nay, khi thảo luận về chính sách đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, hầu hết các đại biểu Quốc hội đều chất vấn các thành viên Chính phủ vì sao không ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các chính sách.

Thực tế, các chính sách đầu tư, hỗ trợ đồng bào DTTS đã thực sự được ưu tiên bố trí nguồn lực. Nhưng vì có quá nhiều chính sách, lại do nhiều đầu mối quản lý nên sự ưu tiên đó không được thể hiện rõ ràng, cụ thể.

Trong phiên trả lời chất vấn trước Hội đồng Dân tộc của Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nêu rõ, hiện nay có 4 nhóm chính sách hỗ trợ cho đồng bào DTTS, bao gồm nhóm hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ gián tiếp, hỗ trợ về y tế, giáo dục, hỗ trợ về điều kiện sinh hoạt… trên phạm vi cả nước. Tất cả những chính sách này có nguồn lực thực hiện không hề nhỏ. Chỉ tính riêng năm 2018, tổng chi chính sách cho đồng bào DTTS ước khoảng 96 nghìn tỷ đồng.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, tính ưu tiên trong bố trí vốn thực hiện chính sách cho đồng bào DTTS được thể hiện ở hầu hết các khoản chi thường xuyên, trong mọi lĩnh vực. Chẳng hạn như định mức chi cho giáo dục tính theo dân số trong độ tuổi từ 1 đến 18 tuổi, vùng đô thị được phân bổ 2,148 triệu đồng/người/năm, vùng đồng bằng là 2,527 triệu đồng/người/năm, vùng núi, đồng bào DTTS là 3,538 triệu đồng/người/năm, vùng cao, hải đảo là 5,034 triệu đồng/người/năm…

Rõ vốn, dễ thực hiện

Vì rải mành mành, lại khó phân khai vốn nên rất khó xác định rõ tính ưu tiên khi đánh giá nguồn lực thực hiện chính sách dân tộc. Nhưng ở chiều ngược lại, tình trạng “nợ” chính sách lại rất dễ nhận thấy, nhất là việc một số chính sách đầu tư, hỗ trợ vùng DTTS và miền núi vẫn “treo” sau nhiều năm ban hành vì thiếu nguồn lực thực hiện. Như chính sách đặc thù phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi theo Quyết định 2085/QĐ-TTg, được ban hành từ năm 2016, đến năm 2019 mới được ghi vốn nhưng vẫn chưa triển khai được.

Không chỉ riêng chính sách theo Quyết định 2085/QĐ-TTg mà chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt theo(theo Quyết định 755/QĐ-TTg; chính sách hỗ trợ, bảo vệ, phát triển rừng theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP;... cũng chung tình trạng này. Đây là “nút thắt” đã được làm rõ trong Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi được Chính phủ giao Ủy ban Dân tộc chủ trì soạn thảo, chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV sắp tới.

Tại các cuộc tham vấn, thẩm định sơ bộ Đề án được tổ chức thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và các thành viên Chính phủ, đại diện các bộ ngành, địa phương đều thống nhất đề xuất Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi.

Theo đánh giá, việc xây dựng CTMTQG là một giải pháp giải quyết triệt để nhiều tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân tộc lâu nay, trong đó có vấn đề bố trí nguồn lực. Bởi theo dự thảo Đề án, Quốc hội sẽ là cơ quan quyết định chính sách dân tộc cũng như quyết định nguồn lực cho CTMTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi.

“Nút thắt” về nguồn lực được tháo gỡ sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách dân tộc được thuận lợi hơn. Đặc biệt, khi CTMTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi được phê duyệt sẽ giải quyết được “độ vênh” giữa mục tiêu so với nguồn lực thực hiện chính sách dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Với nhiều hoạt động hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp xây dựng mô hình tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” đã từng bước xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS... Tuy nhiên, để công tác bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt hiệu quả thực chất, bền vững là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội, trong đó chú trọng tăng cường các hoạt động truyền thông.