Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Giảm nghèo bền vững vùng DTTS và miền núi-Những góc nhìn đa chiều

PV - 09:59, 23/01/2019

“Giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng DTTS, miền núi-Những góc nhìn đa chiều”, là nội dung Hội thảo do Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã tổ chức diễn ra ngày 22/01, tại Hòa Bình. Ông Hà Ngọc Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên UBTVQH, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH chủ trì Hội thảo. Về phía Ủy ban Dân tộc có ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm tham dự.

Tại Hội thảo, các tham luận và ý kiến trao đổi của đại biểu tập trung một số nội dung liên quan đến chính sách dân tộc và việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng DTTS và miền núi, với nhóm nội dung như: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng DTTS, miền núi-Mục tiêu và thách thức; Giảm nghèo vùng DTTS, miền núi-Những góc nhìn đa chiều; Những vấn đề cần quan tâm trong tổ chức giám sát chuyên đề của UBTVQH. Các tham luận cũng tập trung làm rõ những kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế, bài học kinh nghiệm khi thực hiện mục tiêu giảm nghèo của các địa phương.

Ông Hà Ngọc Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên UBTVQH, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH (ngồi giữa) chủ trì Hội thảo. Ông Hà Ngọc Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên UBTVQH, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH (ngồi giữa) chủ trì Hội thảo.

Tham luận tại Hội thảo, ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, đánh giá: Trải qua 20 năm thực hiện công tác giảm nghèo với nhiều chính sách thì, Chương trình 135 đã được cả hệ thống chính trị, các tổ chức quốc tế, nhân dân cả nước ghi nhớ và đã đi vào tiềm thức như là một “thương hiệu” đồng hành với đồng bào DTTS và địa bàn kinh tế-xã hội ĐBKK.

Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS vẫn còn 27,56%, gấp hơn 4 lần so với tỷ lệ nghèo chung của cả nước (6,71%). Việc bố trí nguồn lực thực hiện các chính sách cần mang tính ổn định, dài hạn; công khai đối tượng thụ hưởng, định mức vốn đầu tư hỗ trợ, tạo tâm lý tin cậy cho các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện.

Đánh giá về chính sách giảm nghèo, nhiều đại biểu tham dự Hội thảo khẳng định, nước ta đã cơ bản xóa đói và đang đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo. Kể từ năm 2016, nước ta đã chuyển sang áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, kết hợp giữa thu nhập và tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Chính sách giảm nghèo liên tục được hoàn thiện theo hướng tăng cường hỗ trợ người nghèo toàn diện, tập trung giảm nghèo cho đồng bào dân tộc, các vùng nghèo, huyện nghèo; cải cách chính sách theo hướng giảm dần các chương trình cho không sang hỗ trợ có điều kiện, hỗ trợ tín dụng, khuyến khích để người nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo, mở rộng đối tượng hỗ trợ cho các hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, tỷ lệ tái nghèo vẫn còn cao. Hệ thống chính sách giảm nghèo còn cồng kềnh, chồng chéo, phân tán và trùng lặp, văn bản hướng dẫn thực hiện các chính sách chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, tính khả thi không cao.

Vì vậy, tới đây, cần thực hiện chính sách hỗ trợ gắn liền với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng nhằm tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo. Duy trì, bổ sung một số chính sách hỗ trợ phù hợp đối với hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo. Tăng cường các giải pháp chủ động hỗ trợ thông qua chính sách thị trường lao động như vay vốn tín dụng, tăng cường đào tạo nghề, kết nối việc làm với nhóm hộ có sức lao động. Bảo đảm cân đối nguồn lực và tăng nguồn lực đầu tư trung hạn của Nhà nước cho các chính sách, chương trình giảm nghèo. Lồng ghép chính sách phải đi kèm nguồn lực và sử dụng nguồn lực có hiệu quả.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Hà Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH nhấn mạnh: Những ý kiến tham luận của đại biểu đóng góp rất thiết thực, bổ ích để năm 2019 đoàn giám sát của UBTVQH tổ chức giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2012-2018” tại 12 tỉnh.

Đoàn giám sát giúp UBTVQH đánh giá thực trạng công tác quản lý, công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, cá nhân trong thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2012-2018.

Với nội dung giám sát lớn, rà soát các quy định của pháp luật về thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững vùng DTTS, miền núi để thấy được những tồn tại, hạn chế, những vấn đề cần sửa đổi, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.

H.NGỌC

Tin cùng chuyên mục
Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành điện trong thời gian qua, tại chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.