Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Giáo dục học sinh hành xử đúng khi xảy ra mâu thuẫn

Lê Vũ - Trần Linh - 16:04, 23/05/2023

Ngày 22/5, Hội Bảo trợ Trẻ em TP. Hồ Chí Minh, Chi hội Luật sư Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) huyện Bình Chánh, UBND xã Vĩnh Lộc A cùng tổ chức Phiên tòa giả định tại Trường THCS Đồng Đen với chủ đề “Bảo vệ trẻ em và phòng tránh bạo lực học đường”.

Chương trình "Phiên tòa giả định" nhận được sự quan tâm của các em học sinh và thầy cô giáo
Chương trình "Phiên tòa giả định" nhận được sự quan tâm của các em học sinh và thầy cô giáo

Chương trình nhằm mục đích giáo dục cho các em biết cách hành xử đúng đắn khi xảy ra mâu thuẫn, tránh những hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, phiên tòa cũng tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật đến các bậc phụ huynh, thầy cô trong việc quản lý, giáo dục đạo đức cho các em, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Phiên tòa giả định xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” có nội dung như sau:

Xuất phát từ những mâu thuẫn qua lại trên mạng xã hội của bạn gái, nên Trần Phi Công và Huỳnh Minh đã hẹn nhau ra nói chuyện. Minh đã rủ thêm Nguyễn Thanh Sơn và hai người nữa cùng đến gặp nhóm Công. Các nhân vật đều sinh năm 2007. Sơn mượn cây sắt đem theo phòng thân. Hai bên xảy ra ẩu đả. Sơn dùng cây sắt đánh hai cái trúng vào đầu của Công khiến Công té xuống bất tỉnh. Hậu quả của vụ ẩu đả là Công bị chấn thương đầu, tỷ lệ thương tích 10%. Sơn bị truy tố ra trước tòa về tội “Cố ý gây thương tích”. Tại tòa, bị cáo ăn năn hối hận, đồng thời gửi lời xin lỗi đến gia đình bị hại. Tòa xử phạt bị cáo 2 năm tù, cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 4 năm tính từ ngày tuyên án.

Luật sư Nguyễn Sơn Lâm trao đổi và giải đáp thắc mắc các em học sinh đặt ra
Luật sư Nguyễn Sơn Lâm trao đổi và giải đáp thắc mắc các em học sinh đặt ra

Kết thúc phiên tòa giả định, nhiều câu hỏi đã được các em học sinh đặt ra cho Hội đồng xét xử. Bạn Lê Nguyên (Lớp 6/1) thắc mắc là nếu như bị cáo mua chuộc người làm chứng để khai có lợi cho bị cáo thì sao?

Luật sư Nguyễn Sơn Lâm đã giải thích một cách dễ hiểu cho các em rằng, lời khai của người làm chứng sẽ được Tòa án đánh giá, xem xét khi giải quyết vụ án. Nếu lời khai phù hợp với chứng khác của vụ án, đúng sự thật, khách quan thì tòa án mới sử dụng lời khai của người làm chứng làm căn cứ giải quyết vụ án. Nếu người làm chứng cố tình khai báo gian dối, không đúng sự thật, thì người làm chứng có thể bị xử lý về hành vi khai báo không chính của mình.

Sau một hồi xếp hàng, bạn Bảo Nam (Lớp 6/15) đã rất hào hứng khi tới lượt mình, Nam đã đặt ra câu hỏi rất thú vị: Nếu mình không có lỗi, bị đánh oan thì sao?

Với câu hỏi này, các vị luật sư đã thay nhau giải thích, cũng như minh họa tình huống cho em hiểu và nhấn mạnh một thông điệp:

“Với bất kỳ lý do hay nguyên nhân gì thì cũng không ai có quyền đánh, hoặc thực hiện hành vi khác xâm phạm đến sức khoẻ, thân thể của của người khác. Người nào có hành vi xâm phạm đến sức khoẻ của người khác, tuỳ theo mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, có thể bị xem xét xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự”.

 Các vị luật sư giải thích các vấn đề các em học sinh nêu ra
Các vị luật sư giải thích các vấn đề các em học sinh nêu ra

Thầy Nguyễn Ngọc Phát, Hiệu trưởng trường THCS Đồng Đen chia sẻ: “Phiên tòa giả định với nội dung xây dựng sát với thực tiễn và phù hợp với sự quan tâm của phụ huynh, học sinh. Hình thức tuyên truyền pháp luật một cách trực tiếp, sinh động đến các em học sinh. Đây là sân chơi bổ ích giúp cho các em hiểu được trình tự diễn ra một phiên tòa, nắm được các văn bản, điều luật, góp phần truyền tải, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho lứa tuổi học sinh, giúp cho các em học sinh hiểu và có cách cư xử phù hợp, đúng quy định của pháp luật khi đối mặt với những mâu thuẫn trong cuộc sống, trong học đường”.

(Bài TS) Giáo dục học sinh hành xử đúng khi xảy ra mâu thuẫn 2
Phiên toà giả định là một hoạt động thường xuyên được Chi hội Luật sư Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em TPHCM phối hợp với các đơn vị. Trong ảnh: Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ - Chi hội trưởng Chi hội Luật sư (thuộc Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em TP.HCM) đang giao lưu cùng các em học sinh

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ - Chi hội trưởng Chi hội Luật sư (thuộc Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em TP. Hồ Chí Minh) cho biết thêm đây là hoạt động thường xuyên của Chi hội trong nhiều năm qua, nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, định hướng tâm lý, suy nghĩ đúng đắn cho các em học sinh.

"Bạo lực học đường là vấn đề hết sức nhức nhối của xã hội, nhất là hiện nay bùng nổ của mạng xã hội, đã có nhiều vụ việc xảy ra xuất phát từ những xích mích tưởng chừng rất nhỏ từ trên mạng xã hội, như nội dung xét xử giả định hôm nay là cũng dựa trên vụ án đã xảy ra thực tế. Thông qua những buổi tuyên truyền như thế này, chúng tôi mong muốn các em được nâng cao nhận thức về pháp luật, nhận biết và phòng tránh được những hành vi trái phạm luật, biết cách hành xử đúng đắn hơn khi xảy ra mâu thuẫn." Luật sư Nữ nhấn mạnh./.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.