Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Giáo dục tại chỗ-Giải pháp nâng cao trình độ cho phụ nữ

PV - 10:42, 26/08/2019

Một trong những nguyên nhân căn bản khiến phụ nữ DTTS bị hạn chế cơ hội việc làm, họ chủ yếu phải lao động chân tay, nặng nhọc, thu nhập thấp là do quan niệm trọng nam khinh nữ, cho rằng phụ nữ không cần học nhiều. Vì thế, để nâng cao trình độ, kỹ năng cho phụ nữ DTTS, việc đem “trường học” đến cho phụ nữ DTTS là vô cùng cần thiết. Góp phần vào xóa bỏ bất bình đẳng, thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ vùng DTTS, miền núi.

Tại Hội thảo “Thách thức và giải pháp để phụ nữ DTTS không bị bỏ lại phía sau” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức vào đầu tháng 8 vừa qua, TS. Dương Thị Thanh Hương, Ban Nghiên cứu Giáo dục dân tộc, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, từ thực tế trong các chuyến công tác và nghiên cứu, TS nhận thấy phụ nữ DTTS cần được tập trung giáo dục tại chỗ. Nghĩa là thúc đẩy việc học tập bắt nguồn từ địa phương, lịch sử, môi trường, văn hóa, kinh tế… tại một địa điểm cụ thể như thôn, xã… bằng các chương trình đào tạo, huấn luyện kỹ năng, dạy nghề…

Dạy nghề cho chị em phụ nữ là giải pháp lâu dài, nâng quyền cho phụ nữ. (Ảnh TL) Dạy nghề cho chị em phụ nữ là giải pháp lâu dài, nâng quyền cho phụ nữ. (Ảnh TL)

Hà Giang là tỉnh có trên 50% chị em phụ nữ DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới mù chữ, tái mù chữ và không biết nói tiếng phổ thông, nhận, hiểu biết pháp luật còn hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, từ năm 2017, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động “Phụ nữ dân tộc thiểu số học chữ và nói tiếng phổ thông”. Các cấp Hội linh hoạt tổ chức cho chị em học tại chỗ bằng nhiều hình thức như: Chồng dạy vợ, con dạy mẹ, học qua bạn bè; thành lập nhóm chị em nòng cốt, nhóm học qua sinh hoạt câu lạc bộ, qua sinh hoạt chi, tổ, hội… Chương trình hướng tới mục tiêu đến hết năm 2021 sẽ mở 60 lớp xóa mù chữ cho trên 1.600 hội viên, phụ nữ.

Hay tại tỉnh Quảng Trị, hiệu quả từ những lớp dạy nghề đã góp phần thay đổi cuộc sống của nhiều người dân, giúp họ có những hướng đi đúng, góp phần ổn định cuộc sống.

Chị Hồ Thị Nhỡ, xã Tà Rụt, huyện Đak Krông, tỉnh Quảng Trị, cho biết: “Tham gia lớp học nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm do Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức tại xã, tôi được hướng dẫn cách chăn nuôi bò như thế nào cho hiệu quả, cách trồng cỏ voi để làm thức ăn cho gia súc, cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh dịch bệnh. Nhờ vậy, gia đình tôi đã mạnh dạn vay vốn chính sách để mua bò chăn nuôi thành công”.

Rõ ràng, giáo dục tại chỗ là một trong những giải pháp hữu ích, phát huy được những lợi thế của phụ nữ DTTS, giúp họ vượt qua được những rào cản và định kiến bất bình đẳng giới, tiếp cận giáo dục nâng cao trình độ, kỹ năng, phát triển bản thân, nâng cao vị thế và thay đổi cuộc sống.

Theo TS. Dương Thị Thanh Hương, Ban Nghiên cứu Giáo dục dân tộc, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, để thực hiện được chương trình giáo dục tại chỗ, cần phải tuyên truyền về những lợi ích của việc tham gia giáo dục tại chỗ bằng nhiều hình thức: vận động cá nhân, lồng ghép trong các chương trình phát thanh địa phương, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa truyền thống của DTTS. Tuyên truyền xóa bỏ những định kiến về giới trong gia đình và cộng đồng đối với phụ nữ DTTS, tạo điều kiện công bằng cho phụ nữ DTTS tham gia giáo dục tại chỗ về nâng cao trình độ và kỹ năng; tiếp cận hướng nghiệp, học nghề và có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn.

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.