Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Giáo dục vùng khó khăn: Tín hiệu vui từ những ngôi trường

PV - 13:31, 09/12/2017

Năm học 2017-2018, với nguồn lực đầu tư gần 200 tỷ đồng, tỉnh Lào Cai đã có thêm 141 công trình nhà ở học sinh bán trú, với 748 phòng, 252 công trình nhà công vụ giáo viên, với 1.133 phòng, cơ bản giải quyết nhu cầu về nhà ở cho học sinh bán trú và nhà công vụ giáo viên.

Thầy giáo Nông Văn Thiệp, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Trịnh Tường, huyện Bát Xát chia sẻ: Đến nay, hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường đã cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học. Đặc biệt, hệ thống nhà bán trú và 12 nhà công vụ đã được đầu tư xây dựng không còn thiếu thốn như trước. Chính vì vậy, ngày 11/11 vừa qua trường đã vinh dự được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Được học trong ngôi trường khang trang, các em học sinh vùng cao Lào Cai thêm gắn bó và có quyết tâm cao trong học tập. Được học trong ngôi trường khang trang, các em học sinh vùng cao Lào Cai thêm gắn bó và có quyết tâm cao trong học tập.

Hạ tầng đồng bộ, trường lớp khang trang, các em học sinh vùng cao Trịnh Tường đã coi trường là nhà, là mái ấm của mình. “Chúng em cảm thấy gắn bó và có thêm quyết tâm học tập khi được Nhà nước hỗ trợ xây trường, được thầy cô chăm lo hằng ngày”, em Tẩn Mai Linh, học sinh lớp 5A2, Trường tiểu học Trịnh Tường, huyện Bát Xát chia sẻ.

Thầy Thiệp kể, những năm về trước, Nhà trường luôn phải đau đầu vì chuyện sắp xếp chỗ ở cho khoảng 200 học sinh ở bán trú. khi vào năm học mới. Nhu cầu chỗ ở thì lớn, trong khi nhà trường chỉ có vài phòng xây cấp 4 và phòng tạm, nên phải bố trí học sinh ở dồn, ở ghép rất chật chội. Khu bán trú chưa có nhà ăn cho học sinh, các thầy cô phải tự bỏ công sức lấy gỗ cơi nới một phòng tạm. Trời nắng thì không sao, chứ trời mưa thì cả thầy và trò lại cùng nhau bưng đồ ăn, thức uống để chạy.

Đến với Trường Tiểu học Trịnh Tường, huyện Bát Xát, chúng tôi vui chung với các thầy cô và học sinh nơi đây, khi chứng kiến công trình nhà bán trú cho học sinh, với hơn chục phòng đang gấp rút thi công.

A1

Thầy giáo Trần Anh Khoa, Hiệu trường nhà trường cho biết: Mấy năm trước khi đón học sinh lớp 4, lớp 5 từ điểm trường lẻ về trường chính, nhu cầu học sinh ở bán trú tăng lên, trong khi nhà trường chỉ có vài phòng ở bán trú, vì vậy học sinh phải làm nhà tạm xung quanh trường để ở và ở nhờ nhà dân. “Điều kiện sinh hoạt khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì tỷ lệ chuyên cần của nhà trường”, thầy Khoa cho biết.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát cho biết: Những năm qua, ngành Giáo dục Bát Xát nhận được nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đặc biệt, các nhà bán trú cho học sinh và nhà công vụ cho giáo viên đã được ưu tiên đầu tư, đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên cũng như học sinh.

Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nậm Chảy, huyện Mường Khương cũng khó khăn không kém, khi nhiều năm qua, 140 học sinh bán trú ở xã vùng cao biên giới này phải chen chúc ở trong 6 phòng. Sau nhiều lần đề nghị, 6 phòng ở mới đã được đầu tư xây dựng, chỉ chờ ngày bàn giao phục vụ cho năm học mới.

Trường không có nhà công vụ, nên nhiều năm nay, Trường Mầm non xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai có 30 giáo viên ở xa đến đây công tác phải thuê trọ ở quanh khu vực trường hoặc ở trung tâm huyện Bắc Hà, Si Ma Cai.

Cô Đỗ Thị Nhung, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Thời tiết vùng cao khắc nghiệt, đường đi hiểm trở, nên việc đi lại của giáo viên không an toàn, nhất là giáo viên ở những phân hiệu xa. Vừa qua, Nhà trường được đầu tư 10 phòng công vụ, tuy nhiên, hiện các phòng học đang xuống cấp không đảm bảo điều kiện học tập của học sinh, nên dự kiến nhà trường sẽ đề nghị chuyển một số phòng công vụ thành phòng học, như vậy nhu cầu nhà công vụ sẽ vẫn thiếu.

Ông Nguyễn Anh Ninh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai cho biết: Trước đây, nhu cầu nhà ở bán trú chủ yếu đối với học sinh THCS, thì nay có thêm học sinh tiểu học, bởi chủ trương dồn các điểm trường lẻ về trường chính, sáp nhập trường. Tuy nhiên, việc đảm bảo nhà ở bán trú cho các em cũng gặp khó khăn do nguồn kinh phí hạn hẹp.

Với nhà công vụ giáo viên, hầu hết thầy cô nhận công tác xa nhà, đều có nhu cầu về nhà ở tại nơi làm việc, nhất là giáo viên các phân hiệu. Ở các điểm trường chính, giáo viên cũng cần nghỉ ngơi giữa giờ, bởi việc dạy học 2 buổi/ngày, quản lý học sinh bán trú 24/24 giờ khiến giáo viên rất mệt mỏi, cần chỗ nghỉ hơn bao giờ hết.

“Giải quyết những vấn đề này, cũng chính là giải pháp để học sinh yên tâm đến trường, thầy cô giáo gắn bó với nghề, vững tin cống hiến, từ đó, góp phần phát triển giáo dục bền vững”.

Bài và ảnh: Minh Thu

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.