Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Giữ ấm cho học sinh vùng cao

PV - 16:43, 11/01/2018

Huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) có đến 40% các phòng học mầm non được làm tạm bợ bằng tranh tre, nứa lá đã xuống cấp. Ở một số xã biên giới giáp với nước bạn Lào, như Tam Thanh, Na Mèo… mỗi khi tiết trời sang đông cả vùng núi này như chìm trong cái lạnh tê tái, khiến cho việc học tập của các em nhỏ nơi đây càng trở nên khó khăn hơn.

Để giữ ấm cho học sinh vào những ngày đông giá lạnh, thầy cô giáo nơi đây đã nghĩ ra giải pháp, luân phiên nhau đi kiếm củi đốt lửa sưởi ấm cho các em. Tuy nhiên, theo cô Hà Thị Tiếp, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Thanh thì, do trường làm bằng tranh tre gỗ dễ cháy nên các cô cũng không dám đốt lửa trong nhà mà phải mang củi ra ngoài sân để đốt. Vì vậy, gặp hôm thời tiết lạnh giá quá, nhà trường sẽ buộc phải cho học sinh nghỉ học để đảm bảo sức khỏe.

 Để giữ ấm cho học sinh vào những ngày đông giá lạnh, thầy cô giáo đi kiếm củi đốt lửa sưởi ấm.
Để giữ ấm cho học sinh vào những ngày đông giá lạnh, thầy cô giáo đi kiếm củi đốt lửa sưởi ấm. ( Ảnh minh họa )

Ông Lê Đình Xuân, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quan Sơn cho biết: Khối mầm non của huyện có trên 260 phòng học, trong đó hơn 60 phòng học làm bằng tranh tre, nứa lá. Do huyện nghèo chưa có kinh phí để đầu tư xây dựng phòng học kiên cố, nên các em học sinh phải học tập trong điều kiện khó khăn, rét mướt.

Theo ông Xuân mới đây, tỉnh Thanh Hóa cũng đã thông qua “Chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” để thu hút nguồn lực xã hội nhằm nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trường lớp của bậc học mầm non. “Trong khi chờ nguồn lực xã hội hóa, rất mong được các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân tiếp tục quan tâm bằng nhiều hình thức hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh vùng khó vượt qua những mùa giá rét”, ông Xuân mong muốn.

QUỲNH CHI

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.