Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Giữ “trái tim ấm” vì học sinh vùng cao

Hoàng Quý - 11:21, 18/11/2020

Gần 30 năm qua, dù trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả nhưng cô giáo Bàn Thị Loan vẫn giữ được “trái tim ấm” để “gieo” con chữ, chăm sóc tận tình cho các em nhỏ DTTS huyện Lâm Bình (Tuyên Quang).

Cô giáo Bàn Thị Loan cùng các em học sinh
Cô giáo Bàn Thị Loan cùng các em học sinh

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Hồng Quang, huyện Lâm Bình, từ ấu thơ, cô bé Bàn Thị Loan đã có ước mơ sau này trở thành nhà giáo để có thể dạy học các em quê mình. Để thực hiện được ước mơ đó, cô đã không ngại đường xa, đội nắng mưa, dầm sương gió cắp sách đến trường học chữ…

Sau khi hoàn thành lớp Sư phạm cấp tốc tại Chiêm Hóa, cô Loan được phân công về giảng dạy tại Trường Tiểu học xã Hồng Quang. Ngay những năm đầu tiên nhận công tác, cô đã xung phong lên giảng dạy tại các điểm trường khó khăn của xã, như: Điểm trường thôn Pioi, điểm trường thôn Thượng Minh, Thẳm Hon… Các điểm trường đều cách xa nhà hơn chục cây số.

Bằng tình yêu thương và trách nhiệm của một người giáo viên, cô giáo Loan đã quyết tâm bám bản để “gieo” chữ cho các em nhỏ nơi đây. Với mỗi tiết học, cô luôn phát huy tính chủ động, sáng tạo của học trò và biến những kiến thức trong sách thành những bài học đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu. Ngoài thời gian lên lớp dạy học, cô giáo Loan còn đến nhà dân để thăm hỏi, chia sẻ, giúp đỡ mọi người những công việc hằng ngày trong cuộc sống.

“Mấy chục năm qua đứng trên bục giảng, không ít những lần phải rơi nước mắt vì hoàn cảnh của các em nhỏ khi mùa Đông giá rét vẫn chăm chỉ đến trường, trong khi chỉ mặc một chiếc áo mỏng, đi chân trần…”, cô Loan chia sẻ. 

Kỷ niệm mà cô nhớ nhất đó là em Lý Văn Ngọc, thôn Thẳm Hon (xã Hồng Quang) phải nghỉ học vì gia đình quá khó khăn, mẹ em mắc bệnh hiểm nghèo. Khi đó, Ngọc đang theo học lớp 3, Trường Tiểu học Hồng Quang. Thương hoàn cảnh của Ngọc, cô Loan đã vận động em đi học và hỗ trợ tất cả các chi phí tiền học cho em đến hết lớp 5. Hiện nay, Ngọc đã học lên lớp 12 và nuôi ước mơ sẽ vào đại học.

Bằng tình yêu thương và trách nhiệm của một người giáo viên, cô giáo Loan đã quyết tâm bám bản để “gieo” chữ tới các em nhỏ nơi đây. Với mỗi tiết học, cô luôn phát huy tính chủ động, sáng tạo của học trò và biến những kiến thức trong sách thành những bài học đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu. Ngoài thời gian lên lớp dạy học, cô giáo Loan còn đến nhà dân để thăm hỏi, chia sẻ, giúp đỡ mọi người những công việc hằng ngày trong cuộc sống.

Ngoài ra, cô Loan còn cùng đồng nghiệp có những sáng kiến, kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học. Năm học 2016 - 2017, cô cùng đồng nghiệp đã có sáng kiến kinh nghiệm về “Biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải toán có lời văn”, góp phần nâng cao chất lượng học tập của các em học sinh nói riêng và chất lượng học tập trong trường nói chung theo mô hình VNEN (Vietnam Escuela Nueva - là Dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam). Cô cũng tích cực tìm hiểu thêm kiến thức từ sách, báo để có những bài giảng hay, phương pháp giảng dạy khoa học, truyền dạy cho học sinh những kiến thức văn hóa trên bục giảng cũng như trong cuộc sống.

Đợt đại dịch Covid-19 vừa qua, học sinh tạm nghỉ học, cô Loan vẫn thường xuyên giao bài tập ở nhà cho học sinh để các em ôn bài, nâng cao kiến thức. Ngoài việc thực hiện hướng dẫn học sinh học trực tuyến, cô Loan còn tổ chức may hàng trăm khẩu trang tặng học sinh, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Trong quá trình công tác, cô đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cô Bàn Thị Loan từng được công nhận là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang tặng nhiều Giấy khen…

Tin cùng chuyên mục
Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 70%, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.