Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Hà Giang: Đưa văn hóa truyền thống vào trường học

PV - 11:11, 22/01/2019

Mặc dù là một trong những tỉnh còn khó khăn nhất cả nước, nhưng những năm qua, tỉnh Hà Giang rất chú trọng đến việc gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc và có những cách làm hiệu quả. Từ năm 2016, tỉnh ban hành Đề án Giáo dục kỹ năng sống và văn hóa truyền thống (VHTT) các DTTS cho học sinh phổ thông, giai đoạn 2016-2020. Đề án không chỉ giúp bảo tồn các giá trị VHTT mà còn thúc đẩy tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh.

Quyết tâm đưa VHTT vào trường học, ngành Giáo dục Hà Giang đã phối hợp với các ngành chức năng biên soạn bộ tài liệu giáo dục kỹ năng sống và đưa VHTT vào trường học cho học sinh từ tiểu học đến THPT. Từ tài liệu này, các trường sẽ vận dụng, lồng ghép vào các môn học, thời gian học, vùng dân tộc…, làm sao cho phù hợp với điều kiện từng địa phương; phát huy vai trò của nghệ nhân dân gian ở các địa phương tham gia giáo dục VHTT. Cùng với đó, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chủ động phối hợp với các ngành, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về nội dung này và nhận được sự đồng tình, ủng hộ rất cao của các bậc phụ huynh. Qua đó đến nay, việc đưa VHTT lồng ghép giảng dạy cho học sinh ở các trường học đã trở thành một hoạt động thường xuyên với nhiều hình thức phong phú.

Học sinh Trường Tiểu học xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ học múa khèn Mông. Học sinh Trường Tiểu học xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ học múa khèn Mông.

Sau gần 3 năm đưa VHTT các DTTS vào trường học, tại huyện địa đầu Tổ quốc là Đồng Văn, nơi có đông đồng bào Mông, Lô Lô, Tày sinh sống, bà Trần Thị Lâm, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện, chia sẻ: Hiện nay huyện có trên 24 ngàn học sinh, để đưa VHTT vào trường học đạt hiệu quả cao, Phòng chỉ đạo các trường học phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, mời các nghệ nhân dân gian am hiểu phong tục, tập quán các dân tộc đến trường nói chuyện, truyền đạt các giá trị VHTT cho học sinh. Đối với các thầy, cô giáo được phân công tổ chức truyền đạt VHTT cũng được tạo điều kiện tìm hiểu, sưu tầm các giá trị VHTT để truyền dạy cho học sinh. Thông qua việc đưa VHTT vào trường học, tạo ra một làn gió tươi mới, rất thiết thực đối với việc đổi mới việc dạy và học.

Đến thăm trường Tiểu học xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, một trong những trường tiêu biểu với hàng trăm học sinh là con em các dân tộc như Mông, Dao, Tày, Nùng, Pu Péo... Cô giáo Phan Như Ý, Hiệu trưởng Nhà trường, cho biết: Thực hiện Đề án, hằng ngày trong các giờ giải lao giữa buổi hay hoạt động ngoại khóa, học sinh đều được trường tổ chức chơi các trò chơi dân gian như đẩy gậy, đánh yến, học múa khèn, múa xênh tiền, hát các bài hát dân gian của các dân tộc ở địa phương... Bên cạnh đó, trường còn bố trí tài liệu về VHTT DTTS tại Thư viện Xanh của Nhà trường để phục vụ nhu cầu đọc của học sinh. Thông qua lồng ghép, giảng dạy VHTT, giúp nhiều học sinh đã học và có thể trình diễn được nhiều điệu múa, hát dân gian, múa khèn Mông…

Em Phàn Thị Linh, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học xã Quyết Tiến tâm sự: “Em rất thích tham gia các buổi học VHTT, đây là những giờ học rất nhẹ nhàng, không chỉ được vui chơi mà em và các bạn còn được hiểu biết thêm về VHTT các dân tộc. Được học ở trường, khi về nhà em còn dạy lại các làn điệu, các điệu múa dân gian cho các em ở nhà”.

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang, cho biết: Qua gần 3 năm thực hiện, Đề án Giáo dục kỹ năng sống và VHTT các DTTS cho học sinh phổ thông đã có sức lan tỏa khắp các trường phổ thông toàn tỉnh, những kinh nghiệm hay trong triển khai thực hiện Đề án được phổ biến rộng rãi trong ngành. Với sự ủng hộ từ học sinh tới phụ huynh và toàn xã hội, ngoài việc góp phần xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Đề án hướng tới mục tiêu sau khi ra trường mỗi học sinh đều sẽ có trong mình lòng tự hào về truyền thống văn hóa, đoàn kết các dân tộc, phát triển học sinh cả về đức, trí, thể, mỹ.

HUY TOÁN

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.