Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Hà Nội: Số ca mắc tay chân miệng tăng cao

T.Hợp - 07:01, 05/04/2024

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận khoảng 300 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 75 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023. Trước tình hình bệnh tay chân miệng có dấu hiệu tăng cao, lây lan rộng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội khuyến cáo đến người dân.

Hướng dẫn học sinh vệ sinh bàn tay bằng xà phòng để phòng bệnh tay chân miệng. Ảnh minh họa
Hướng dẫn học sinh vệ sinh bàn tay bằng xà phòng để phòng bệnh tay chân miệng. Ảnh minh họa

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong liên tiếp hai tuần gần đây, số ca mắc tay chân miệng bắt đầu có xu hướng gia tăng với khoảng 60-70 ca/tuần. Riêng trong tuần từ 22-3 đến 29-3, ghi 77 ca bệnh (tăng 15 ca so với tuần trước đó), đồng thời ghi nhận 3 ổ dịch tại 3 trường mầm non. Như vậy, từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố đã có 5 ổ dịch tay chân miệng.

Không chỉ tại Hà Nội mà số ca mắc tay chân miệng trong 3 tháng đầu năm 2024 trên cả nước cũng gia tăng. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Y tế, trong quý I-2024, cả nước có khoảng 6,7 nghìn trường hợp mắc tay chân miệng (tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2023).

Trước tình hình bệnh tay chân miệng có dấu hiệu tăng lên, lây lan rộng, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội khuyến cáo:

Để phòng, chống bệnh tay chân miệng đối với khối trường mầm non, tiểu học cần tăng cường vệ sinh lớp học, đồ chơi, khăn mặt của học sinh... Đồng thời, hướng dẫn giáo viên các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng như: Rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; thường xuyên lau rửa toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ, bàn, ghế bằng dung dịch sát khuẩn.

Ngoài ra, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như ly, chén, đĩa, muỗng, đồ chơi chưa được khử trùng.

Các bậc phụ huynh không được chủ quan khi con mình mắc tay chân miệng và cần phải theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh.

Hà Nội: Số ca mắc tay chân miệng tăng cao 1

Ca mẹ cần lưu ý biểu hiện đặc trưng của bệnh tay chân miệng là: Loét miệng với các vết loét thường ở vòm miệng, niêm mạc má, miệng, lưỡi khiến trẻ đau, khó nuốt, ăn uống kém, quấy khóc khi ăn; cơ thể trẻ xuất hiện ban phỏng nước nổi gồ trên da, sờ vào chắc, thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Trẻ có thể sốt nhẹ và sốt cao, nếu trẻ sốt cao khó hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng, cần phải đến cơ sở y tế kịp thời.

Bệnh viện Nhi trung ương cũng đưa ra 3 dấu hiệu trẻ cần nhập viện, tránh bệnh trở nặng. Đầu tiên là trẻ sốt cao không đáp ứng điều trị. Trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48 tiếng đồng hồ và thuốc hạ nhiệt paracetamol không có tác dụng. Dấu hiệu thứ hai là trẻ giật mình nhiều. Thứ ba là trẻ quấy khóc dai dẳng.

Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vaccine phòng bệnh đặc hiệu, nên các biện pháp phòng bệnh vẫn là áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh lây theo đường tiêu hóa để ngăn chặn nguồn lây, giữ vệ sinh sạch sẽ là điều rất quan trọng.

Khi thấy trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để xác định mức độ bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Cao điểm của bệnh là từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 9 hằng năm. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie vi rút A16 và Enterovirus 71 (EV71).

Trong khi các trường hợp nhiễm CA16 thường biểu hiện bệnh nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà, thì EV71 sẽ gây bệnh nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, phù phổi, suy hô hấp, suy tuần hoàn, có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Tin cùng chuyên mục
Bộ Y tế cấp phép cho 3 loại Vaccine mới

Bộ Y tế cấp phép cho 3 loại Vaccine mới

Bộ Y tế vừa ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 40 loại Vaccine, sinh phẩm, trong đó có 3 Vaccine mới lần đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam, là Vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, bệnh Zona thần kinh và Vaccine phòng 23 tuýp phế cầu thế hệ mới.