Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Hạn hán và giá lương thực tăng cao khiến người Somalia phải bán tài sản để duy trì sự sống

Duy Ly (theo Reuters) - 11:25, 10/06/2022

Theo thông tin từ Liên Hợp Quốc (LHQ), gần một phần tư triệu người đang phải đối mặt với nạn đói ở Somalia khi hạn hán và giá lương thực toàn cầu dao động gần mức cao kỷ lục.

Somalia là một quốc gia nghèo tại khu vực Sừng Châu Phi
Somalia là một quốc gia nghèo tại khu vực Sừng Châu Phi

Các nhà khí tượng học cho biết, liên tiếp 4 mùa mưa tại các nước khu vực “Sừng châu Phi” được ghi nhận ở mức thấp, cảnh báo một mùa mưa dưới mức trung bình khác sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Những điều này được lý giải do sự thất thường của khí hậu trên thế giới. Cùng với đó, giá lương thực toàn cầu dao động gần mức cao kỷ lục vào tháng 3 vừa qua do căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã làm chao đảo thị trường ngũ cốc và dầu ăn cũng là một nguyên nhân.

Theo thông tin từ Quỹ lương thực thế giới (WFP), Tổ chức Nông Lương (FAO), Quỹ Nhi đồng (UNICEF) và Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA), khoảng 213.000 người Somalia có nguy cơ đói nghèo, tăng gần gấp ba lần so với mức dự báo ​​vào tháng 4 vừa qua.

Các chuyên gia cho biết, có khoảng 7,1 triệu người Somalia phải đối mặt với việc mất an ninh lương thực nghiêm trọng, nghĩa là họ sẽ không thể có được lượng calo tối thiểu cần thiết để tồn tại và có thể phải bán tất tài sản để duy trì sự sống.

Khoảng 3 triệu gia súc đã chết ở Somalia do hạn hán kể từ giữa năm 2021. Kế hoạch phản ứng nhân đạo năm 2022 của Hoa Kỳ chỉ tài trợ cho đến nay là 18% và Somalia đang phải cạnh tranh với các điểm nóng khác trên toàn cầu để được tài trợ do mất an ninh lương thực.

Năm 2011, nạn đói đã cướp đi sinh mạng của một phần tư triệu người ở Somalia. 

Tin cùng chuyên mục
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các Chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.