Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Hạnh phúc đến từ “Quỹ hiếm muộn” Bộ đội Biên phòng

PV - 16:42, 09/07/2019

Tiếng khóc, tiếng cười trẻ thơ trong mỗi gia đình, điều tưởng chừng rất bình dị ấy nhưng nhiều khi lại là khát khao của rất nhiều quân nhân hiếm muộn trong lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP). Điều kiện công tác nơi biên giới đầy khắc nghiệt, gian lao đã ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của những người lính biên phòng. Có người mất 5 năm, có người phải chờ đợi hằng chục năm mới được hưởng niềm hạnh phúc làm cha, làm mẹ.

Vợ trung úy Doãn Đăng Lan rạng ngời hạnh phúc bên con trai, sau 10 năm kiên trì chờ đợi. Vợ trung úy Doãn Đăng Lan rạng ngời hạnh phúc bên con trai, sau 10 năm kiên trì chờ đợi.

Tháng 10/2018, sau 10 năm đằng đẵng, vợ chồng Trung úy Doãn Đăng Lan, BĐBP Thanh Hóa đã được “lên chức” cha, mẹ với “thâm niên” 6 năm điều trị bệnh hiếm muộn. Suốt quãng thời gian này, vợ chồng anh được quan tâm, bố trí nghỉ tại Nhà khách K9 của Bộ Tư lệnh BĐBP ở Hà Nội để giảm bớt chi phí sinh hoạt, thuận tiện cho việc tới bệnh viện điều trị.

Sau nhiều lần làm thụ tinh ống nghiệm ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương không thành công, đầu năm 2017, vợ chồng Trung úy Lan lại lặn lội vào TP. Hồ Chí Minh tìm kiếm hy vọng. Đầu năm 2018, thật may mắn, vợ Trung úy Lan thụ thai thành công và sinh được bé trai nặng 3,1kg...

“Suốt quãng thời gian chữa trị, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thanh Hóa đã bố trí, sắp xếp và huy động anh em thay tôi đảm trách nhiệm vụ. Những lời thăm hỏi, khích lệ, chia sẻ đầy tình thương của các đồng chí, đồng đội trong những lúc khó khăn đã kịp thời tiếp cho vợ chồng tôi thêm sức mạnh để vững bước và có được hạnh phúc viên mãn hôm nay”, Trung úy Lan nhớ lại.

Còn vợ chồng Trung úy Lê Sĩ Nam, cán bộ Đồn Biên phòng Leng Su Sìn, BĐBP Điện Biên cũng phải mất 8 năm trời mới được thỏa nguyện. Năm 2015, vợ chồng Trung úy Nam được Bộ Tư lệnh BĐBP hỗ trợ 30 triệu đồng từ Quỹ hiếm muộn để điều trị tại TP. Hồ Chí Minh. Sau lần điều trị đầu tiên không thành công với những lần đi, về, tàu xe, vợ chồng anh kiệt quệ cả về kinh tế và sức lực.

Nhưng với tinh thần, ý chí của người lính, sự hỗ trợ, động viên của anh em, đồng chí, đồng đội, cuối năm 2016, vợ chồng Nam lại vào TP. Hồ Chí Minh để điều trị lần hai với tâm trạng đầy lo lắng xen lẫn hồi hộp. Và điều kỳ diệu đã xảy ra vào tháng 5/2017, khi vợ Nam sinh liền hai cháu gái kháu khỉnh. Vợ chồng Nam quyết định đặt tên cho hai con là Lê Phương Bảo Ngọc và Lê Phương Bảo An.

“Hạnh phúc của vợ chồng tôi có được hôm nay nhờ quyết tâm, kiên trì điều trị của bản thân, bên cạnh đó, được cấp ủy, chỉ huy các cấp quan tâm tạo điều kiện về thời gian, nơi ăn chốn nghỉ, đi lại để có được kết quả như mong muốn”, Trung úy Lê Sĩ Nam chia sẻ.

Vợ chồng Trung úy Lê Sĩ Nam và hai “thiên thần” của mình. Vợ chồng Trung úy Lê Sĩ Nam và hai “thiên thần” của mình.

Vợ chồng Trung úy Doãn Đăng Lan, Trung úy Lê Sĩ Nam là hai trong số 521 cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn trong toàn lực lượng BĐBP đã được hỗ trợ vật chất, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác để điều trị, chữa bệnh trong thời gian qua. Số tiền hỗ trợ tuy không lớn (20-30 triệu đồng/trường hợp), nhưng thể hiện sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Bộ Tư lệnh BĐBP. Các quân nhân điều trị hiếm muộn đều được tạo thuận lợi về thời gian, được bố trí công việc phù hợp, được tạo điều kiện hợp lý hóa gia đình...

Trong thời gian điều trị, họ được bố trí chỗ ăn, nghỉ ở các bệnh xá, trạm quân y trong mạng lưới khám chữa bệnh của BĐBP. Chủ trương giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho quân nhân hiếm muộn con được điều trị, đã thực sự chạm đến trái tim người lính, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho họ.

Thiếu tướng Lê Thái Ngọc (thứ hai từ phải qua), nguyên Phó Chính ủy BĐBP trò chuyện với gia đình quân nhân hiếm muộn điều trị thành công. Thiếu tướng Lê Thái Ngọc (thứ hai từ phải qua), nguyên Phó Chính ủy BĐBP trò chuyện với gia đình quân nhân hiếm muộn điều trị thành công.

Theo thống kê của Cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh BĐBP cho thấy: Từ năm 2014 đến nay, bằng các nguồn vận động, trích ngày lương, Bộ Tư lệnh BĐBP đã hỗ trợ 521 cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn với tổng số tiền 11,3 tỷ đồng. Trong đó, 161 gia đình đã sinh con. Năm 2019, tiếp tục có thêm 29 cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn được đưa vào danh sách hỗ trợ chữa bệnh với mức hỗ trợ bình quân từ 20-30 triệu đồng.

Hạnh phúc của vợ chồng tôi có được hôm nay nhờ quyết tâm, kiên trì điều trị của bản thân, bên cạnh đó, được cấp ủy, chỉ huy các cấp quan tâm tạo điều kiện về thời gian, nơi ăn chốn nghỉ, đi lại để có được kết quả như mong muốn”.Trung úy Lê Sĩ Nam

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.