Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Môi trường sống

Hoàn thành tiêu chí môi trường ở Ia Bòong: Hành trình gần 10 năm

PV - 09:18, 17/09/2019

Từ nhiều năm nay, những cán bộ làng Iắt, xã Ia Bòong, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai luôn tích cực phối hợp với cán bộ xã để vận động người dân xây dựng nhà vệ sinh, di dời chuồng trại ra xa nhà ở, góp phần thực hiện thành công tiêu chí môi trường trong phong trào xây dựng nông thôn mới của xã.

Làng Iắt hiện có 107 hộ, với gần 400 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Jrai. Người dân làng Iắt cho biết, những năm trước đây, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, không có tiền xây nhà vệ sinh, không có chuồng trại để nhốt gia súc, gia cầm dẫn đến tình trạng phóng uế bừa bãi trên đường làng. Việc phóng uế bừa bãi càng trở nên trầm trọng hơn mỗi khi mùa mưa về, nước ngấm vào phân rồi chảy tràn lan khiến môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề. Đồng thời, rác thải sinh hoạt của người dân vứt bừa bãi khắp làng khiến mất mỹ quan đô thị.

Ông Siu Hua và ông Kpuih Boong dẫn chúng tôi đi thăm chuồng trại đã được di dời ra phía sau nhà. Ông Siu Hua và ông Kpuih Boong dẫn chúng tôi đi thăm chuồng trại đã được di dời ra phía sau nhà.

Ông Kpuih Boong, Bí thư Chi bộ thôn cho biết, bắt đầu từ năm 2010, Chi bộ đã thường xuyên đến các nhà vận động người dân thay đổi thói quen. Nếu trước đây không có chuồng trại, người dân hay cột trâu, bò ở dưới gốc cây thì vận động người dân làm chuồng trại cho trâu, bò. “Bản thân tôi cũng thường xuyên phối hợp cùng già làng, trưởng thôn để vận động người dân trong làng ủng hộ nhau ngày công xây nhà vệ sinh để tiết kiệm chi phí”, ông Boong cho biết.

Già làng Rơ Manh Binh cho biết: “Khó khăn nhất vẫn là việc vận động những hộ có hoàn cảnh khó khăn. Do vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tất cả những người dân trong làng giúp nhau xây dựng được nhà vệ sinh, chuồng trại”.

Nhờ sự gương mẫu, đi đầu trong công tác tuyên truyền của các cán bộ làng, xã, già làng, Người có uy tín nên đến nay, làng Iắt đã có 97/107 hộ có nhà vệ sinh. Trong đó, có 47 hộ xây nhà vệ sinh kiên cố, 50 hộ làm nhà tạm (đào hố, quây bạt). Nước thải thì được đào mương, cống rãnh để thoát nước.

Ông Siu Hua (người dân làng Iắt) cho biết: “Ngày trước đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về kinh tế, nên không có điều kiện làm nhà vệ sinh, chuồng trại cho vật nuôi. Nhờ các cán bộ thường xuyên tuyên truyền, vận động nên nhà mình đã tích cực làm ăn, sau đó xây nhà vệ sinh đồng thời di dời chuồng trại ra xa nhà ở. Nhờ vậy, mà môi trường sống thoáng đãng và không còn mùi hôi thối như trước nữa”.

“Chúng tôi còn thường xuyên vận động người dân dọn dẹp sạch đường làng ngõ xóm. Vận động các hộ bỏ ngày công để đào hố rác, tránh tình trạng vứt rác bừa bãi. Đồng thời, các Chi hội Phụ nữ ở thôn cũng thường xuyên kêu gọi phụ nữ trong làng trồng hoa ven đường. Đến nay, làng Iắt đã đạt 16/19 tiêu chí làng nông thôn mới kiểu mẫu”, ông Kpuih Boong cho biết thêm.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Cù Minh Thông, Chủ tịch UBND xã Ia Bòong cho biết: Để thay đổi thói quen của người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS rất khó, nhất là khi xã Ia Bòong hộ người đồng bào DTTS chiếm hơn 50%. Để làm tốt điều này, xã đã tích cực phối hợp với những người đứng đầu các thôn, làng thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân xây nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm để bảoađảm môi trường sống.

Sau nhiều năm kiên trì phấn đấu, đến cuối năm 2018, xã Ia Bòong đã hoàn thành tiêu chí về môi trường và về đích NTM.

Ngày trước đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về kinh tế, nên không có điều kiện làm nhà vệ sinh, chuồng trại cho vật nuôi. Nhờ các cán bộ thường xuyên tuyên truyền, vận động nên nhà mình đã tích cực làm ăn, sau đó xây nhà vệ sinh đồng thời di dời chuồng trại ra xa nhà ở”- Ông Siu Hua (người dân làng Iắt)

THÙY DUNG

Tin cùng chuyên mục
Ngày nước Thế giới 22/3/2024: Nước cho hòa bình

Ngày nước Thế giới 22/3/2024: Nước cho hòa bình

Ngày Nước thế giới 22/3/2024 được Liên hợp quốc phát động với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, tập trung vào vai trò quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới.