Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Hoàn thiện pháp luật đất đai: Phát triển bền vững trong kỷ nguyên số

PV - 09:57, 26/07/2021

Việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất đòi hỏi phải có một tầm nhìn dài hạn và tuân thủ các nguyên tắc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, thích ứng biến đổi khí hậu.

Khu tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm. (Ảnh: Quang Nhựt/TTXVN)
Khu tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm. (Ảnh: Quang Nhựt/TTXVN)

Quy hoạch phát triển bền vững phải gắn với việc khai thác hợp lý tài nguyên, đảm bảo quá trình tái tạo tự nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, quy hoạch cả tầng ngầm, mặt đất và trên không, gắn với quy hoạch đô thị, mật độ và hệ số sử dụng đất.

Do đó, việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất đòi hỏi phải có một tầm nhìn dài hạn và tuân thủ các nguyên tắc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, thích ứng biến đổi khí hậu.

Thống nhất với các luật liên quan

Theo bà Kate Rickersey, đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, nhìn chung Việt Nam đã xây dựng một khung chính sách, pháp luật khá toàn diện về quản trị đất đai. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề về chính sách cần được sửa đổi từ ngắn hạn đến dài hạn, trong đó có những hạn chế quan trọng liên quan đến việc thực thi trên thực tiễn.

Tình trạng đô thị hóa nhanh chóng gần đây dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong cách thức sử dụng đất và tăng trưởng của Việt Nam. Các thành phố ở Việt Nam đã có tốc độ tăng năng suất cao trong giai đoạn 2005-2017 nhưng vẫn tụt hậu đáng kể về năng suất.

Hơn nữa, năng lực thực hiện của Việt Nam còn hạn chế và phân tán, chưa tiếp cận với kinh nghiệm và chuyên môn quốc tế; tính chưa hoàn chỉnh của Luật Đất đai hiện hành, còn những điểm chưa thống nhất với các luật khác có liên quan.

Ngoài ra, giao dịch đất đai không chính thức rộng rãi; truyền thông cho công chúng thiếu hiệu quả; thiếu các biện pháp thực thi thể hiện những khó khăn lâu dài đối với công tác cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai và tính bền vững tài chính của Hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu và cơ sở dữ liệu đất đai.

Bà Kate Rickersey đề xuất, Việt Nam cần xác định tầm nhìn quản trị đất đai giai đoạn 2021-2045 hướng tới dịch vụ quản lý đất đai số, tập trung đảm bảo quyền đối với mọi đối tượng sử dụng đất; bảo đảm tuân thủ pháp luật, tính minh bạch và sự tham gia của người dân.

Đồng thời, việc công nhận quyền sử dụng đất và bảo đảm quyền sử dụng đất, việc đăng ký các thửa đất còn lại và quyền của người sử dụng, ưu tiên các đô thị lớn cần hoàn thành; làm rõ các điều kiện cho việc gia hạn tự động quyền sử dụng đất và thuê đất sắp hết hạn quy hoạch sử dụng đất, định giá đất; tăng cường quản lý và giám sát đất công.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, để chuyển đổi sang một thể chế quản lý đất đai hiện đại, trước hết cần thực hiện những thay đổi mang tính cấu trúc nhằm tăng cường năng lực thực hiện theo hướng gia tăng hiệu quả, hiệu suất và minh bạch; tăng cường định hướng dịch vụ tại các đơn vị cung cấp dịch vụ công.

Đồng thời, các đơn vị xây dựng và thực hiện các hoạt động truyền thông, tăng cường hiểu biết cho người dân, cũng như các chương trình tập huấn cho cán bộ; thành lập Ủy ban phối hợp chính sách đất đai đa ngành.

Ngoài ra, các bộ, ngành liên quan và chính quyền các địa phương cần hợp lý hóa vai trò, trách nhiệm giữa các cơ quan hữu quan nhằm tăng cường phối hợp và chia sẻ thông tin; giám sát chất lượng và bảo đảm thực thi các tiêu chuẩn nghiệp vụ dịch vụ, hỗ trợ tăng cường hiệu quả chất lượng cung cấp dịch vụ.

Các cơ quan chức năng cần số hóa dữ liệu và bảo đảm tính liên kết của các hệ thống dữ liệu trên cơ sở chính sách dữ liệu mở, hướng tới tăng cường hiệu quả và tính minh bạch của dịch vụ được cung cấp.

Phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường),  quy hoạch sử dụng đất tích hợp dựa trên các công cụ: Kết nối hài hòa và liên kết sử dụng đất tích hợp theo liên ngành, liên lĩnh vực, liên khu vực nhằm phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm thích ứng biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học; tạo cơ chế công khai, minh bạch và có sự tham gia của người dân trong việc xây dựng chính sách, quy hoạch, khai thác và giám sát việc sử dụng đất.

Quy hoạch sử dụng đất tích hợp còn là quy hoạch sử dụng đất theo không gian đa chiều, bao gồm mặt đất, tầng ngầm, trên không, và thuộc tính gắn với việc sử dụng đất theo thời gian. Trong đó, quy hoạch sử dụng đất tích hợp theo phương pháp cảnh quan, dựa vào hệ sinh thái là một phương pháp cân bằng hài hòa việc sử dụng với nhiều mục tiêu cạnh tranh.

Cụ thể, quy hoạch sử dụng đất có thể được xây dựng trên nhiều cấp độ từ trung ương tới địa phương và thường tăng mức độ chi tiết ở quy hoạch cấp hành chính thấp hơn.

Ở các cấp hành chính cao nhất như cấp quốc gia, chính sách sử dụng đất hoặc quy hoạch (chiến lược) sử dụng đất nêu rõ các mục tiêu, mục đích và biện pháp chung cho việc sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong tương lai, có giá trị ràng buộc đối với tất cả các quy hoạch phát triển liên quan.

Ở cấp huyện hoặc cấp tương tự, quy hoạch sử dụng đất nêu rõ mục tiêu phát triển và nhu cầu sử dụng đất thuộc thẩm quyền của mình. Ở cấp địa phương hoặc thành phố trực thuộc Trung ương thông qua kế hoạch sử dụng đất của địa phương với sự phân bổ chi tiết của các thửa đất cụ thể cho các mục đích sử dụng cụ thể.

Các trình tự, thủ tục, yêu cầu lập quy hoạch, kế hoạch cụ thể được thực hiện cho các khu vực kinh tế khác nhau như cho phát triển công nghiệp, phát triển nông nghiệp, quản lý tài nguyên, phát triển giao thông, liên lạc, quản lý thiên tai, thảm họa.

"Quy hoạch tích hợp sử dụng đất phải đảm bảo các nội hàm về phát triển bền vững và phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Chính vì vậy, quy hoạch phát triển bền vững phải gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, không chỉ dừng lại ở phát triển kinh tế và xã hội, dựa trên các thành tựu phát triển tiên tiến nhất của nhân loại về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, để hình thành các trung tâm đô thị thông minhsầm uất trong tương lai" - Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đình Thọ nhấn mạnh.

Bảo đảm phát triển đô thị thông minh

Theo ông William McCluskey, chuyên gia cao cấp thuộc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, quy hoạch tích hợp sử dụng đất phải bảo đảm phát triển đô thị thông minh là đô thị mà yếu tố kĩ thuật số (yếu tố ảo), công nghệ 4.0 được ứng dụng ở mọi nơi, mọi lĩnh vực.

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: copadata.com)
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: copadata.com)

Cốt lõi của nó bao gồm những ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông (ICT) như: Đám mây (Cloud), di động (Mobile), trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ chuỗi khối.

Đây là những giải pháp công nghệ kết nối vạn vật bảo đảm an ninh, an toàn trên môi trường mạng, với tốc độ nhanh nhất có thể.

Vì vậy, chiến lược phát triển bền vững quốc gia cần được lập, thực hiện, kiểm tra, giám sát và hoàn thiện dựa trên quy hoạch sử dụng đất tích hợp ứng dụng công nghệ bản đồ đa lớp vào quản lý quy hoạch quốc gia.

Hiện các nước trên thế giới đều sử dụng quy hoạch sử dụng đất tích hợp cấp quốc gia để phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng (tầng ngầm, mặt đất và tầng không) cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế-xã hội và đơn vị hành chính.

Ứng dụng công nghệ bản đồ chuyên đề đa lớp cho phép quản lý không gian tài nguyên quốc gia, theo kịp trình độ các nước phát triển trên thế giới đối với việc quản lý tài nguyên từ tâm trái đất tới hết tầng khí quyển dựa trên dữ liệu không gian.

Quản lý dữ liệu theo không gian sử dụng bản đồ đa lớp cho phép quản lý và thu tiền quyền khai thác khoáng sản, nước ngầm, công trình ngầm (tàu điện ngầm, bãi đỗ xe, trung tâm thương mại trong lòng đất), mặt đất, công trình trên cao (nhà cao tầng, cầu nối các tòa nhà), tần số vô tuyến, quyền sử dụng không gian máy bay không người lái, quyền khai thác đường không.

Ông William McCluskey chia sẻ, Brazil là quốc gia tiên phong trong việc bán bản quyền không gian. Chủ sở hữu đất tư nhân không thể tự do phát triển quyền sử dụng không gian trên một tỷ lệ diện tích sàn nhất định, mà không phải trả chi phí do ảnh hưởng của việc sử dụng quyền không gian.

Chứng chỉ Quyền Xây dựng Bổ sung được bán bằng cách đấu giá như một biện pháp bảo đảm tài chính có thể giao dịch và chúng chỉ áp dụng cho các quận nội thành được chỉ định, với nguồn thu để tài trợ cho cơ sở hạ tầng đô thị được xác định trước.

Các thành phố tự quản có thể huy động quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng bằng cách bán các quyền xây dựng như tỷ lệ diện tích sàn lớn hơn và các thay đổi về hệ số sử dụng đất. Điều này sẽ thúc đẩy các khoản đầu tư tư nhân điều chỉnh theo những chuyển đổi sử dụng đất mong muốn trong chính sách phát triển đô thị./.

Tin cùng chuyên mục
Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Thực hiện Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai cho hơn 1.233 hộ đồng bào DTTS vay để sửa chữa và xây dựng nhà ở kiên cố. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư và yên tâm lao động sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo.