Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Hội nghị tổng kết tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak 2019

PV - 09:02, 30/07/2019

Chiều ngày 29/7, tại tỉnh Hà Nam, Tổ công tác của Chính phủ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hướng dẫn, giúp đỡ Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2019. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình chủ trì và phát biểu tại Hội nghị tổng kết.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Lê Sơn Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình phát biểu tại Hội nghị.
Ảnh: VGP/Lê Sơn

Theo ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, dư luận quốc tế và trong nước đặc biệt đánh giá cao công tác chuẩn bị cũng như quy mô của Đại lễ Vesak 2019 tại Việt Nam của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam. Đây là Đại lễ lớn nhất, với sự tham gia của nhiều nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo Liên Hợp quốc, các tổ chức quốc tế, Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2019 cũng ghi nhận và chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức trọng thị, xứng tầm với một Đại lễ được Liên Hợp quốc bảo trợ và tôn vinh…

Dưới sự chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, đặc biệt, Tổ công tác của Chính phủ đã bám sát, phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, tỉnh Hà Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và doanh nghiệp Xuân Trường trong suốt thời gian diễn ra Đại lễ để kịp thời trao đổi, thống nhất xử lý các vấn đề phát sinh, bảo đảm công tác tổ chức Đại lễ thành công tốt đẹp.

Phát biểu tại Hội nghị, đánh giá cao những thành công đạt được, tuy nhiên, Phó Thủ tướng Thường trực cũng lưu ý đến một số điểm cần khắc phục trong tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc năm 2019 để việc tổ chức các sự kiện lớn về tôn giáo ngày càng tốt hơn nữa, ý nghĩa hơn nữa trong tương lai.

Phó Thủ tướng Thường trực cũng nhấn mạnh đến việc tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa về thành công của Đại lễ Phật đản, qua đó thế giới hiểu hơn về Việt Nam, về giá trị tinh thần của các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng là chân-thiện-mỹ, hướng tới nhân ái, nhân hoà, nhân văn, nhân đạo, bác ái, từ bi, hỉ xả và tinh thần hoà hiếu, yêu chuộng hoà bình, tự do tôn giáo của Nhà nước và Nhân dân Việt Nam.

LÊ SƠN