Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Hơn 5 nghìn người tử vong do COVID-19 trong ngày qua

PV - 08:10, 16/03/2022

Đến sáng 16/3, thế giới có tổng số 461.527.023 ca nhiễm và 6.073.044 ca tử vong vì dịch COVID-19. Trong một ngày qua, thế giới có thêm 1.683.172 ca nhiễm và 5.180 ca tử vong mới. Với 362.328 ca nhiễm mới, Hàn Quốc là quốc gia ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm nhất thế giới; trong khi Mỹ là quốc gia có số ca mới tử vong do COVID-19 nhiều nhất trên thế giới trong ngày qua với 848 ca.

Hơn 461,52 triệu người trên thế giới đã mắc virus SARS-CoV-2. (Ảnh: AP)
Hơn 461,52 triệu người trên thế giới đã mắc virus SARS-CoV-2. (Ảnh: AP)

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 16/3, đã có 394.808.699 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 60.645.280 ca bệnh đang điều trị, có 60.580.600 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,9%) và 64.680 ca (chiếm 0,1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện hoành hành tại 227 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Số liệu mới cập nhật trên trang web thống kê worldometers.info cho thấy trong ngày qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 770.919 ca nhiễm và 2.113 ca tử vong mới vì COVID-19, nâng tổng số ca lên mức 166.596.710 ca nhiễm mới và 1.743.316 ca tử vong. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới. Đức, Pháp và Italy có số ca nhiễm mới trong ngày qua nhiều nhất châu Âu khi có thêm lần lượt 225.387; 116.618 và 85.288 ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận. Trong khi đó, Nga là nước có số ca mới tử vong vì COVID-19 trong ngày qua cao nhất khu vực với 558 ca, tiếp sau đó là Đức (287 ca) và Anh (200 ca).

Với 127.820.351 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 16/3, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ hai thế giới. Trong một ngày qua, châu lục ghi nhận thêm 734.123 ca nhiễm mới và 1.639 ca đã tử vong do COVID-19. Trong ngày qua, Hàn Quốc (362.328 ca), Việt Nam (175.480 ca) và Nhật Bản (35.846 ca) là 3 quốc gia có số ca nhiễm mới nhiều nhất châu Á; trong khi Indonesia (308 ca) ghi nhận số ca mới tử vong do COVID-19 nhiều nhất châu lục trong ngày qua.

Là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ cũng tiếp tục gia tăng, với 95.801.299 ca, trong đó có 1.424.554 ca tử vong và 69.252.434 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, với 23.494 ca nhiễm mới và 848 ca mới tử vong do COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 66.903 ca nhiễm và 428 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 55.351.438 ca và 1.268.981 ca tử vong. Trong ngày qua, Brazil là nước có số ca nhiễm và tử vong nhiều nhất khu vực khi có thêm 50.078 ca nhiễm mới và 323 ca tử vong mới do COVID-19.

Tính đến sáng 16/3, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 11.644.793 ca, trong đó có 251.809 ca tử vong và 10.804.527 ca bình phục. Nam Phi vẫn là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 nhiều nhất khu vực với lần lượt 3.696.823 ca nhiễm và 99.727 ca tử vong.

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 4.311.711 ca nhiễm (tăng 56.556 ca) và 8.295 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 (tăng 30 ca). Đứng đầu danh sách thống kê trong khu vực trên trang worldometers.info hiện là Australia với 34.047 ca nhiễm mới vầ 25 ca tử vong mới do COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 3.656.931 ca, trong đó 5.616 ca tử vong.

Sau hơn 2 năm ứng phó với đại dịch COVID-19, nhiều nước đang chủ động thích ứng tốt với làn sóng dịch mới và từng bước trở lại cuộc sống trước đại dịch. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và giới chuyên gia cũng cảnh báo mọi tâm lý chủ quan coi COVID-19 như bệnh đặc hữu. Mặc dù dịch bệnh đã phần nào được kiểm soát, nhưng nguy cơ dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn. Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19 của WHO cảnh báo: “Virus đang trên đường trở thành đặc hữu. Tuy nhiên cần phải nhớ rằng chúng ta vẫn đang ở giữa đại dịch nếu nhìn vào cả về mức độ lây truyền và mức độ tác động đối với các dịch vụ y tế thiết yếu. Bây giờ chắc chắn chúng ta thấy tỷ lệ nhập viện ít hơn nhưng số lượng lớn các trường hợp đang thực sự tạo ra gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, tác động mà chúng ta đang thấy thực sự rất đáng kể”./.

Tin cùng chuyên mục
Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS tỉnh Bạc Liêu cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, đồng thời nhanh chóng bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết, chuyển hóa các di sản và bản sắc dân tộc trở thành nguồn lực, tài nguyên cho sự phát triển bền vững; luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, không tin theo các luận điệu xuyên tạc, chống phá, chia rẽ dân tộc. Đây là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024.