Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Hơn 6 nghìn người tử vong do COVID-19 trong ngày qua

PV - 09:57, 10/03/2022

Đến sáng 10/3, thế giới có tổng số 451.062.914 ca nhiễm và 6.042.631 ca tử vong vì dịch COVID-19. Trong một ngày qua, thế giới có thêm 1.520.715 ca nhiễm và 6.281 ca tử vong mới. Với 342.427 ca nhiễm mới, Hàn Quốc là quốc gia ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm nhất thế giới; trong khi Mỹ là quốc gia có số ca mới tử vong do COVID-19 nhiều nhất trên thế giới trong ngày qua với 960 ca.

 Số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới vẫn tiếp tục tăng cao. (Ảnh minh họa: AFP)
Số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới vẫn tiếp tục tăng cao. (Ảnh minh họa)

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 10/3, đã có 385.603.831 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 59.416.452 ca bệnh đang điều trị, có 59.347.515 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,9%) và 68.937 ca (chiếm 0,1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện hoành hành tại 226 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Số liệu mới cập nhật trên trang web thống kê worldometers.info cho thấy trong ngày qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 755.576 ca nhiễm và 2.266 ca tử vong mới vì COVID-19, nâng tổng số ca lên mức 162.322.128 ca nhiễm mới và 1.731.937 ca tử vong. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới. Đức, Hà Lan và Pháp có số ca nhiễm mới trong ngày qua nhiều nhất tại châu Âu khi có thêm lần lượt 191.973; 74.236 và 69.190 ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận. Trong khi đó, Nga là nước có số ca mới tử vong vì COVID-19 trong ngày qua cao nhất khu vực với 6451 ca, tiếp sau đó là Ba Lan (234 ca) và Đức (216 ca).

Với 122.674.253 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 10/3, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ hai thế giới. Trong một ngày qua, châu lục ghi nhận thêm 579.953 ca nhiễm mới và 1.831 ca đã tử vong do COVID-19. Trong ngày qua, Hàn Quốc (342.427 ca) và Nhật Bản (49.416 ca) và Thổ Nhĩ Kỳ (33.243 ca) là 3 quốc gia có số ca nhiễm mới nhiều nhất châu Á; Trong khi Indonesia (304 ca) ghi nhận số ca mới tử vong do COVID-19 nhiều nhất châu lục trong ngày qua.

Là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ cũng tiếp tục gia tăng, với 95.506.692 ca, trong đó có 1.420.457 ca tử vong và 68.052.524 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, với 30.215 ca nhiễm COVID-19 mới, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực; tiếp sau là Mexico với 8.939 ca và Canada với 6.496 ca nhiễm mới. Cùng với đó, Mỹ cũng ghi nhận nhiều ca tử vong nhất trong ngày qua với 960 ca; sau đó là Mexico với 265 ca, Canada với 50 ca tử vong vì COVID-19.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 74.864 ca nhiễm và 792 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 54.964.164 ca và 1.265.221 ca tử vong. Trong ngày qua, Brazil là nước có số ca nhiễm nhiều nhất khu vực khi có thêm 49.078 ca nhiễm mới, sau đó là Chile với 16.467 ca, và Argentina với 6.096 ca nhiễm mới. Đồng thời, với 652 ca tử vong ghi nhận trong một ngày qua, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất khu vực vì COVID-19; tiếp sau là Argentina với 54 ca và Colombia với 35 ca tử vong mới do COVID-19.

Tính đến sáng 10/3, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 11.593.794 ca, trong đó có 251.328 ca tử vong và 10.754.967 ca bình phục. 3 quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 mới nhiều nhất châu lục trong ngày qua là: Nam Phi (1.867 ca), Ai Cập (884 ca); Zamia (482 ca). Và 3 quốc gia có số ca tử vong nhiều nhất là: Nam Phi (31 ca), Ai Cập (13 ca) và Lybia (7 ca).

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 4.001.162 ca nhiễm (tăng 57.621 ca) và 8.128 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 (tăng 34 ca). Đứng đầu danh sách thống kê trong khu vực trên trang worldometers.info hiện là Australia với 33.482 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 3.462.661 ca, trong đó 5.498 ca tử vong (tăng 34 ca).

Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres ngày 9/3 cho biết vào thời điểm đã hai năm sau khi bắt đầu cuộc khủng hoảng sức khỏe chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra, nhờ vào "sự phát triển và triển khai vaccine nhanh chóng một cách phi thường, nhiều khu vực trên thế giới đã kiểm soát được đại dịch, song sẽ là một sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng đại dịch này đã kết thúc./.

Tin cùng chuyên mục
Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS tỉnh Bạc Liêu cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, đồng thời nhanh chóng bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết, chuyển hóa các di sản và bản sắc dân tộc trở thành nguồn lực, tài nguyên cho sự phát triển bền vững; luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, không tin theo các luận điệu xuyên tạc, chống phá, chia rẽ dân tộc. Đây là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024.