Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Hơn bốn nghìn trẻ em dân tộc thiểu số được làm quen với đọc viết và toán

PV - 14:20, 19/06/2018

Vừa qua, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the Children) phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức Hội thảo quốc gia Tổng kết Dự án về Bộ công cụ Hỗ trợ trẻ mầm non làm quen với đọc, viết và toán nhằm chia sẻ các bài học kinh nghiệm thí điểm Bộ công cụ hỗ trợ trẻ mầm non làm quen với đọc, viết và toán (ELM). Đồng thời, ra mắt trang tương tác xã hội hỗ trợ cho các cán bộ quản lý, giáo viên trong quá trình triển khai áp dụng ELM tại địa phương.

Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.

 

Kết quả đánh giá sau ba năm thí điểm được thực hiện bằng Bộ công cụ đánh giá quốc tế về kết quả học sớm của trẻ (IDELA) đã cho thấy mức độ phát triển của trẻ tham gia thí điểm bộ công cụ đều tăng rõ rệt ở các lĩnh vực. Cụ thể, kỹ năng vận động tăng từ 44-56%, kỹ năng đọc viết sớm tăng từ 21- 37%, kỹ năng làm quen sớm với toán tăng từ 38 - 50% và lĩnh vực tình cảm xã hội tăng từ 27- 32%. Điểm trung bình IDELA cuối kỳ tăng 11% so với trước khi thực hiện dự án.

Đến nay, ước tính đã có hơn bốn nghìn trẻ em dân tộc thiểu số từ ba đến sáu tuổi ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được hưởng lợi trực tiếp từ Bộ công cụ ELM.

Tin cùng chuyên mục
Những chuyến đi “tìm chữ” ở vùng cao

Những chuyến đi “tìm chữ” ở vùng cao

“Sáng nay anh xuống bản/Con chim rừng hót reo/Nhành cây rừng nhường lối/ Sương tan dưới chân đèo...”. Vào đêm trước ngày lên Hà Giang làm phóng viên thường trú của Báo Dân tộc và Phát triển, tôi đã viết trong cuốn sổ tay của mình những dòng thơ ấy như một lời dặn lòng nhẹ nhàng, nhưng cũng đầy háo hức. Niềm hạnh phúc khi mỗi ngày trôi qua được cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc và cùng chung bếp lửa với đồng bào giúp tôi thêm yêu nghề và yêu cả những khó khăn làm nên bản sắc của người làm báo vùng cao.