Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thể thao - Giải trí

Junichi Usui-người Nhật mê âm nhạc Việt Nam

PV - 16:25, 19/03/2018

Ít ai biết rằng, Junichi Usui-một người Nhật Bản, đã qua Việt Nam tìm việc làm chỉ với mục đích để được học một số bộ môn âm nhạc truyền thống của Việt Nam, đó là đàn bầu, guitar phím lõm, ca trù…

Mối lương duyên giữa anh và nghệ thuật, theo như lời anh kể, có lẽ bắt đầu từ mẫu giáo. Khi đó, trường của Junichi liên kết với một trường nhạc chuyên nghiệp để dạy nhạc cho trẻ.

Junichi không biết đó có phải là cái nôi âm nhạc đầu tiên tác động đến tâm thức của anh hay không? Thế nhưng, cho dù học bất cứ cấp bậc, văn bằng gì, Junichi vẫn nuôi trong mình niềm đam mê âm nhạc suốt từ thơ ấu đến trưởng thành.

Buổi học đàn guitar phím lõm của Junichi (áo đỏ) với NSƯT, thạc sĩ Huỳnh Khải. Buổi học đàn guitar phím lõm của Junichi (áo đỏ) với NSƯT, thạc sĩ Huỳnh Khải.

 

Là một người đa tài với khả năng sử dụng rất nhiều nhạc cụ truyền thống, Junichi tiết lộ, anh và âm nhạc dân tộc tìm đến nhau hết sức tình cờ. Vì đam mê nên cứ có cơ hội là anh tự học và chơi nhạc. Anh tìm đến các trung tâm âm nhạc để học và tập luyện thông qua việc tham gia biểu diễn trong các nhóm nhạc địa phương. Khi còn là thanh niên, anh từng chơi nhạc rock, nhưng khi có dịp tiếp xúc với một số nhạc cụ truyền thống, anh chợt phát hiện mình thực sự thích thể loại này.

Khao khát được mở rộng tầm hiểu biết khiến Junichi “lấn sân” sang âm nhạc dân tộc của các quốc gia khác. Để thử sức, Junichi bắt đầu từ việc học giai điệu, rồi anh đi sâu hơn trong khám phá thế giới âm nhạc dân gian các quốc gia khác bằng việc học nhạc khí và bộ gõ. Anh học nhạc cụ truyền thống gendang của Indonesia; đến với xứ sở kim chi học bộ gõ samulnori; rồi đến Ấn Độ, Malaysia... 15 năm học nhạc cụ dân gian fiddle của Ireland, 10 năm học guitar điện tử... Ở các quốc gia như Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia..., mỗi nơi anh dành ra từ 2 đến 4 tháng để khám phá âm nhạc bản địa. Thời điểm hiện tại, Junichi đang dừng chân ở Việt Nam để học guitar phím lõm, đàn bầu và học tiếng Việt để có thể học ca trù.

Junichi kể, cơ duyên đến với âm nhạc dân gian Việt Nam bắt đầu từ một người bạn Hàn Quốc rất mê nhã nhạc Nhật Bản. Năm 2015, trong lúc tìm kiếm thông tin cho bạn về những hoạt động nhã nhạc, Junichi tình cờ phát hiện tại Nhật Bản đang diễn ra Hội nghị của hiệu trưởng các trường âm nhạc ở châu Á, trong đó có bàn về nhã nhạc cung đình của các quốc gia. Tại đó, Junichi đã gặp nghệ sĩ Mai Thanh Sơn-Trưởng phòng Đối ngoại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh-người giờ đây đang giúp anh kết nối với các thầy cô dạy âm nhạc truyền thống của Việt Nam để anh theo học.

Tháng 9/2017, Junichi bắt đầu những trải nghiệm về âm nhạc Việt và anh quyết định dùng chuyên ngành IT của mình để mưu sinh tại Việt Nam, đồng thời hỗ trợ cho đam mê âm nhạc. Junichi học guitar phím lõm với NSƯT, thạc sĩ Huỳnh Khải và đàn bầu với NSND Phương Bảo. Mới chỉ hai tháng, song Junichi đã có thể đàn hơn một chục bài bản, như Inh lả ơi, Lý cây bông, Lý qua cầu, Lý Mỹ Hưng, Khúc ca hoa chúc...; anh cũng đang học tiếng Việt để có thể sớm học ca trù. Junichi cho biết, anh cũng đã đến cái nôi của nhã nhạc cung đình Huế, đến Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, đã được thưởng thức nhã nhạc và ca Huế.

“Âm điệu trong âm nhạc dân gian Việt Nam rất đặc biệt, nó khác với nhiều nước trong khu vực; điểm rung nhấn trong nhạc Việt đầy cảm xúc, tiết tấu rõ ràng. Tôi không quan tâm đến kỹ thuật hiện đại của các loại nhạc cụ, điều tôi quan tâm là loại nhạc cụ ấy, dù chơi rất đơn giản nhưng nó tạo được sự tinh tế và không gian màu sắc đầy cảm xúc. Đó chính là điều tôi thích ở âm nhạc Việt Nam. Đàn bầu chỉ có một dây, nhưng giai điệu rất tuyệt, guitar phím lõm cũng vậy…”, Junichi nói về những cảm nhận đối với âm nhạc dân tộc Việt.

HÀ GIANG

Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Công bố Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh

Bình Định: Công bố Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh

Ngày 28/3, tại Trung tâm Báo Chí Tocepo Đầm Thị Nại (Tp. Quy Nhơn, Bình Định), Ban Tổ chức Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh đã có buổi gặp gỡ báo chí, cung cấp thông tin về giải đua sẽ diễn ra từ ngày 29 - 31/3 trên Đầm Thị Nại. Đây là chặng thứ 2 của giải đua trong tổng số 8 chặng được tổ chức trong năm 2024.