Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội Khóa XV

Hoàng Quý - 09:18, 05/01/2023

Sáng 5/1, tại Hà Nội, Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội Khóa XV chính thức khai mạc dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ .

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Kỳ họp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Kỳ họp

Dự phiên khai mạc Kỳ họp có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến…

Cùng dự còn có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, các đồng chí Phó Thủ tướng, nguyên Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương và lãnh đạo các địa phương.

Phát biểu khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, cùng với các nước trên thế giới vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đất nước ta bước vào năm 2023 một cách vững trãi và tràn đầy tin tưởng vào thời kỳ mới. Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội gửi lời chúc mừng năm mới mạnh khỏe, an khang thịnh vượng và thành công đến các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu, khách quý và cử tri, đồng bào cả nước.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, trên cơ sở yêu cầu cấp thiết của cuộc sống, căn cứ quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 2 để xem xét quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng và cấp bách.

Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp
Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội xem xét, quyết định cho ý kiến về 5 nội dung. Thứ nhất, về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ hai, về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Thứ ba, về tổng kết, đánh giá việc thực hiện các chính sách đặc biệt cho phòng, chống dịch COVID-19 quy định tại Nghị quyết số 30 của Quốc hội. Thứ tư, về vấn đề tài chính, ngân sách nhà nước, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định: Việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương; việc bổ sung dự toán chi thường xuyên từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài năm 2021; việc điều chỉnh dự toán kinh phí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan. Thứ năm, về công tác nhân sự. Quốc hội Quốc hội sẽ xem xét, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và xem xét, phê chuẩn việc miễn nhiệm, bổ nhiệm một số thành viên Chính phủ.

Kỳ họp bất thường diễn ra ngay trong những ngày đầu năm 2023, đúng vào dịp kỷ niệm 77 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2023), xem xét, quyết định các nội dung hết sức quan trọng. Rút kinh nghiệm từ thành công của Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Kỳ họp bất thường lần này là hoạt động “bình thường” của Quốc hội đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, chất lượng. Đề nghị các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và cơ quan liên quan tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ, nghiêm túc các ý kiến đại biểu Quốc hội, hoàn thiện dự án luật, dự thảo nghị quyết với chất lượng cao nhất để Quốc hội xem xét, quyết định.

Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.