Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Khánh Hòa: Sốt xuất huyết diễn biến ngày càng khó lường

PV - 14:33, 17/09/2018

Trung tâm Y tế dự phòng Khánh Hòa khẳng định, trên địa bàn tỉnh đang có dịch sốt xuất huyết (SXH) lưu hành, mức độ tăng, giảm không ổn định. Đặc biệt, diễn biến của bệnh có nhiều phức tạp. Cùng với nỗ lực ngăn chặn dịch của ngành Y tế thì sự chuyển biến trong nhận thức của người dân cũng là yếu tố quan trọng để phòng và chống dịch hiệu quả.

sốt xuất huyết Người dân cần vệ sinh, thau rửa bể chum vại đựng nước thường xuyên để loại bỏ loăng quăng, bọ gậy, muỗi, phòng chống dịch SXH.

Nguy cơ bùng phát dịch SXH

Báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng Khánh Hòa cho thấy, đến nay, Khánh Hòa có 1.500 ca mắc bệnh SXH, trong đó có 1 ca tử vong, tỷ lệ mắc/100.000 dân toàn tỉnh là 103 ca. Đặc biệt, khu vực đô thị có nền kinh tế phát triển mạnh như TP. Nha Trang, huyện Diên Khánh, tình trạng nhiễm SXH có nhiều diễn biến phức tạp hơn. Riêng tại Nha Trang có gần 700 ca, Diên Khánh có hơn 300 ca. Các chỉ số véc tơ tại các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa luôn cao.

Bác sĩ Huỳnh Thanh Dõng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Khánh Hòa nhận định, SXH đã lưu hành nhiều năm rồi nên phải tìm mọi cách để ngăn ngừa và dập dịch thôi. Từ đầu năm đến nay, nghành Y tế đã phối hợp với Đoàn Thanh niên các cấp để đến từng nhà dân tuyên truyền cách chống dịch, diệt bọ gậy, loăng quăng. Thế nhưng tình trạng SXH vẫn chưa “hạ nhiệt”. Có những tuần trong năm, số ca mắc tăng đột biến. Đơn cử như tuần 27 của năm 2018 có 61 ca mắc SXH mới thì tuần 32 tăng vọt lên 94 ca, sang tuần 33 tiếp tục tăng lên 101 ca mắc SXH. Theo dự báo thì từ tháng 9, Khánh Hòa bước vào mùa mưa nên khả năng bùng phát dịch rất cao, ngành Y tế đang lên kế hoạch diệt loăng quăng, phun hóa chất.

Nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Lương (TP. Nha Trang) cho biết, người dân trong xã chủ yếu làm nghề đánh bắt, chế biến thủy hải sản nên muỗi rất nhiều. Nhiều ngõ ngách nước đọng thành vũng, loăng quăng xuất hiện liên tục, diệt xong lại có. Ý thức của nhiều hộ sản xuất thủy sản chưa cao nên rất dễ xảy ra nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Cần tăng cường công tác tuyên truyền

Theo khẳng định của bác sĩ Huỳnh Thanh Dõng, nếu người dân không chuyển biến nhận thức ngay thì dịch bệnh khó kiểm soát. Mặc dù ngành Y tế đã kết hợp với Đoàn Thanh niên các cấp tăng cường công tác tuyên truyền nhưng sau mỗi chiến dịch, người dân lại thờ ơ trong công tác diệt loăng quăng, không xử lý các vũng nước trũng, đục có nguy cơ phát sinh dịch SXH.

Ngoài những nguyên nhân trên, khi xuất hiện các ổ dịch, công tác dập dịch của ngành Y tế vẫn chậm dẫn đến bệnh lây lan. Trình độ điều tra, định loại véc tơ của cán bộ làm công tác côn trùng của một số đội y tế dự phòng ở các huyện chưa đạt yêu cầu.

Nhiều hộ dân làm nghề nuôi tôm ở xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh) cho biết, ở đây nước ngọt hiếm nên người dân có thói quen tích trữ nước mưa trong rất nhiều chum, vại, bể. Có khi tích trữ triền miên từ tháng này sang tháng khác nên loăng quăng phát sinh rất nhiều trong chum, bể, gây ra nguy cơ bùng phát dịch SXH do muỗi truyền nhiễm. Không những thế, một số người dân do thiếu hiểu biết nên nghĩ rằng, khi ngành Y tế phun hóa chất phòng chống dịch vào quanh nhà sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nên không muốn cho phun, nguy cơ bùng phát dịch rất cao.

Theo kế hoạch, ngay trong tháng 9 này, ngành Y tế Khánh Hòa sẽ mở chiến dịch diệt loăng quăng, phun hóa chất trên diện rộng. Tuy nhiên, tại các vùng trọng điểm có sự lưu hành SXH cao như: Nha Trang, Diên Khánh, Vạn Ninh, Khánh Vĩnh, người dân cần duy trì thói quen phòng chống dịch theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

HÀ VĂN ĐẠO

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.