Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Khi già làng tích cực tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình

PV - 14:16, 19/06/2018

Huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) có khoảng 30 già làng, Người có uy tín trong cộng đồng, được đồng bào tín nhiệm.

Không chỉ thể hiện vai trò là “cầu nối” đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào mình, các già làng ở Khánh Sơn còn có nhiều đóng góp trong việc vận động bà con sinh đẻ có kế hoạch.

Điển hình là già làng Cao Văn Nhịp, 65 tuổi, ở thị trấn Tô Hạp, Khánh Sơn. Từng là Trưởng thôn kiêm cán bộ Mặt trận, hơn 10 năm qua, già làng Cao Văn Nhịp cùng với cán bộ dân số, những Người có uy tín tại địa phương đã đến từng hộ đồng bào DTTS để vận động, kêu gọi thực hiện giảm sinh, phát triển kinh tế.

Dần dần, người dân thay đổi nhận thức, hiểu được lợi ích của việc thực hiện KHHGĐ, số người sử dụng các biện pháp tránh thai ngày một tăng. Tại thị trấn Tô Hạp, năm 2017, người dân thực hiện KHHGĐ đạt hơn 90%.

Già làng, Người uy tín có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Già làng, Người uy tín có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền,vận động người dân thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.

 

Già Cao Văn Nhịp cho biết, chứng kiến cuộc sống nghèo khó, thất học của đồng bào dân tộc Raglai do đông con, ông đã tình nguyện làm cộng tác viên dân số, tham gia vận động người dân thực hiện tốt chính sách dân số-kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ). “Muốn người dân hiểu, tin và làm theo chủ trương của Đảng, Nhà nước thì bản thân già làng phải thật sự gương mẫu trong tất cả các phong trào ở địa phương. Con cháu mình cũng phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, đúng chính sách dân số thì người dân sẽ nghe mình nói”, già Nhịp chia sẻ thêm.

Nhờ già Nhịp, nhiều gia đình đã từ bỏ quan niệm sinh nhiều con nên cuộc sống ổn định. Chị chị Mấu Thị Hào (thôn Tà Lương, thị trấn Tô Hạp) cho hay, từ sự nhiệt tình vận động của già làng Nhịp, gia đình chị đã thực hiện KHHGĐ, chỉ sinh 2 con để tập trung làm ăn. Tuy chỉ làm nương rẫy nhưng cuộc sống gia đình chị ổn định, con cái đều được học hành đầy đủ.

Còn chị Mấu Thị Nếp thì chia sẻ: “Khi sinh cháu thứ 2 được 6 tháng, già làng Nhịp đến nhà gọi tôi ra cơ sở y tế cấy tránh thai miễn phí nhân có đoàn y, bác sĩ về huyện. Vợ chồng tôi còn được già làng hướng dẫn vay vốn trồng rừng, trồng mía nên có điều kiện lo cho con đi học, xây nhà, mua sắm ti vi, xe máy”.

Bà Trần Nguyễn Thúy Vân, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện cho biết, đối với công tác dân số, già làng giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện KHHGĐ để giảm sinh, giảm đói nghèo, đặc biệt là tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình, hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống… Nhờ đó, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên toàn huyện giảm đáng kể, năm 2017 chỉ còn 1,05%. Đặc biệt, tình trạng tảo hôn cũng được hạn chế, trong năm chỉ có 10 trường hợp tảo hôn, giảm 33 trường hợp so với năm 2016 và chưa phát hiện trường hợp hôn nhân cận huyết thống.

Nhằm tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của già làng, Người có uy tín, hàng năm, Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ Khánh Sơn còn tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng truyền thông vận động, cung cấp kiến thức cho già làng, trưởng tộc, Người có uy tín như: Việc triển khai Nghị định 39 của Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người DTTS khi sinh con đúng chính sách dân số; công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ tại các xã khó khăn, có mức sinh cao…

THÀNH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.