Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Khởi công dự án cải tạo 7 ga đường sắt phía Bắc trong tháng 4/2023

BĐT - 15:49, 20/03/2023

Theo Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Dự án cải tạo các ga trên tuyến đường sắt phía Bắc đang tiến hành công tác lựa chọn nhà thầu, dự kiến khởi công vào tháng 4/2023. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 470 tỷ đồng.

Dự án cải tạo các ga trên tuyến đường sắt phía Bắc dự kiến khởi công vào tháng 4/2023. Nguồn ảnh: Báo Giao thông
Dự án cải tạo các ga trên tuyến đường sắt phía Bắc dự kiến khởi công vào tháng 4/2023. (Nguồn ảnh: Báo Giao thông)

Ngồn vốn đầu tư Dự án cải tạo 7 ga đường sắt phía Bắc từ ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Thời gian thực hiện đến 2025.

Cục Quản lý đầu tư xây dựng đã hoàn thành thẩm định thiết kế, dự toán 2/2 gói thầu, dự kiến hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu thi công trước ngày 10/4 và khởi công dự án trong tháng 4/2023.

Về quy mô, dự án thực hiện cải tạo nâng cấp 3 ga hành khách gồm: Ga Gia Lâm (tuyến Hà Nội - Đồng Đăng), ga Cẩm Giàng và ga Hải Dương (tuyến Gia Lâm - Hải Phòng); 4 ga hàng hóa gồm: Ga Vật Cách, cảng Vật Cách (tuyến Gia Lâm - Hải Phòng), ga Đồng Đăng và ga Lạng Sơn (tuyến Hà Nội - Đồng Đăng), ga Xuân Giao (tuyến Yên Viên - Lào Cai). Bao gồm các hạng mục cải tạo nhà ga, ke ga, xây mới mái che ke ga; làm mới, sửa chữa đường sắt; làm mới, sửa chữa nhà kho; các công trình phụ trợ đồng bộ...

Được biết, gói thầu XL01 gồm cải tạo các ga Xuân Giao, Hải Dương, Gia Lâm, Cẩm Giàng, Đồng Đăng, Lạng Sơn có giá dự toán gần 194 tỷ đồng đồng, lựa chọn nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi. Gói thầu XL02 gồm cải tạo ga Vật Cách và cảng Vật Cách, TP. Hải Phòng, giá dự toán hơn 168 tỷ đồng.

Dự án nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng kết cấu hạ tầng và dịch vụ vận tải đường sắt; tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút hành khách và hàng hóa, nâng cao thị phần vận tải, khai thác hiệu quả đường sắt hiện có; từng bước nâng cao sức cạnh tranh của phương thức vận tải đường sắt khu vực phía Bắc./.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.