Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Khơi dậy và lan tỏa niềm đam mê đọc sách

PV - 09:51, 31/05/2018

Với mục đích khơi dậy niềm đam mê đọc sách và khuyến khích việc chia sẻ, lan tỏa văn hóa đọc đến các em học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở trên toàn TP. Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Thư viện Hà Nội và Trung tâm Hợp tác Trí tuệ Việt Nam (VICC) đã tổ chức Cuộc thi tìm kiếm “Đại sứ Văn hóa đọc Thủ đô” năm học 2017-2018. Đây là năm thứ 2 Cuộc thi được tổ chức, thu hút gần 60 ngàn bài dự thi của các em học sinh đến từ khắp các trường tiểu học và trung học trong toàn TP. Hà Nội.

Đánh giá về chất lượng bài dự thi năm nay so với năm trước, theo Ban Tổ chức, các bài dự thi năm nay nhìn chung có sự đồng đều hơn cả về chất và lượng ở cả hai hình thức là trình bày ra giấy và dựng video. Cuộc thi năm nay không chỉ nhận được sự quan tâm của nhà trường mà còn nhận được sự quan tâm của các bậc cha mẹ thực sự là một trong những thành công nhất của Cuộc thi cho đến thời điểm hiện tại. Thông qua Cuộc thi này, BTC hy vọng đây cũng sẽ là nền tảng tốt đẹp để đưa chương trình tìm kiếm Đại sứ Văn hóa Đọc Thủ đô lan rộng tới các tỉnh thành trong cả nước, nhằm tìm ra các Đại sứ Văn hoá đọc trên khắp mọi miền Tổ quốc, những người sẽ góp phần xây dựng, phát triển và lan toả văn hoá đọc trong cộng đồng.

4 học sinh có bài dự thi xuất sắc nhất được vinh danh Đại sứ Văn hóa đọc Thủ đô năm học 2017 – 2018. 4 học sinh có bài dự thi xuất sắc nhất được vinh danh Đại sứ Văn hóa đọc Thủ đô năm học 2017 – 2018.

 

Tại vòng chung khảo, BTC đã chấm và lựa chọn được 28 Đại sứ Văn hóa đọc Thủ đô bao gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh. Những bài thi được chọn vào vòng chung khảo đều thể hiện sự xuất sắc trong ý tưởng, cách chọn sách, nội dung, kỹ thuật viết và khả năng sáng tạo. Các em đã thể hiện niềm say mê thực thụ đối với sách, trải lòng mình trong từng trang viết. Đặc biệt, trong số này có 4 học sinh tiêu biểu nhất của Hà Nội ở cả hai cấp học bao gồm: Nguyễn Lan Chi (lớp 5C1, trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm); Tạ Thu An (lớp 9A10, trường THCS Đống Đa) và 2 học sinh nhận giải tiêu biểu với bài thi bằng tiếng Anh là Đặng Anh Kiệt (lớp 3A1, trường Tiểu học Nguyễn Siêu) và Phạm Bảo Thu (lớp 7C1, trường THCS Đoàn Thị Điểm) đạt danh hiệu “Đại sứ Văn hóa đọc tiêu biểu Thủ đô năm học 2017-2018”.

Nguyễn Trần Phương Chi, Lớp 3A11 THDL Đoàn Thị Điểm, một trong số 28 thí sinh đạt giải Đại sứ Văn hóa Đọc Thủ đô năm 2017- 2018 chia sẻ: Con đến đây để tham dự Cuộc thi tìm kiếm Đại sứ văn hóa Đọc của Thủ đô năm 2017- 2018. Với tập sách “10 vạn câu hỏi vì sao”, con đã khám phá và chia sẻ với các bạn nhiều điều thú vị, bổ ích về vũ trụ, con người, động vật, vật lý, thực vật. Con rất vinh dự là một trong những Đại sứ văn hóa Đọc của Thủ đô. Con sẽ tích cực động viên mọi người thường xuyên đọc sách để có được nhiều kiến thức bổ ích, nhất là các bạn cùng trang lứa với con…”

Ông Nguyễn Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&DT Hà Nội nhận xét: “Thông qua Cuộc thi này, các em học sinh đã thể hiện sự sáng tạo và đam mê của mình với sách qua nhiều hình thức… Khi tham gia Cuộc thi, các em còn giúp học sinh phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, rèn luyện tính tự giác trong học tập, mở mang kiến thức, cùng giao lưu với các bạn trong lớp, trường để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, kỹ năng trình bày trước đám đông…”.

Cuộc thi là một sân chơi bổ ích, lý thú, nơi học sinh được thỏa sức chia sẻ về cuốn sách yêu thích, những tri thức đã mở ra cho các em chân trời mới. Đây là một hoạt động bổ ích để thúc đẩy phong trào đọc, hình thành thói quen đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng; đồng thời khuyến khích học sinh tìm hiểu, thực hành các kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.

DUY ANH

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.