Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Khởi nghiệp có định hướng, tự tin đến thành công

PV - 14:38, 23/04/2019

Lập nghiệp trên mảnh đất quê hương luôn là cách tạo sinh kế bền vững cho thanh niên DTTS. Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn thanh niên khi khởi nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn, do thiếu vốn, thiếu kiến thức và các mối quan hệ.

Tạo động lực

Xác định những khó khăn trong quá trình khởi nghiệp, Tỉnh đoàn Bắc Kạn luôn đồng hành với thanh niên, không chỉ khơi dậy tinh thần khởi nghiệp và truyền cảm hứng cho họ, mà còn có những hoạt động hỗ trợ thanh niên từ định hướng, giải đáp những thắc mắc và các vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách, hỗ trợ vốn, tập huấn chuyển giao khoa học-kỹ thuật cho đến đầu ra các sản phẩm.

Anh Phan Văn Tuân giới thiệu sản phẩm gà ta thả đồi của HTX Trần Phú tại Hội thảo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tháng 12/2018. Anh Phan Văn Tuân giới thiệu sản phẩm gà ta thả đồi của HTX Trần Phú tại Hội thảo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tháng 12/2018.

Chị Nguyễn Thị Huế, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Kạn cho biết: Trong giai đoạn 2017-2022, Tỉnh đoàn đã ban hành Đề án 03 để hỗ trợ thanh niên lập thân khởi nghiệp; tổ chức rất nhiều diễn đàn như: diễn đàn Kết nối thanh niên Bắc Kạn khởi nghiệp, Thanh niên Bắc Kạn khởi nghiệp cùng Đề án OCOP và nhiều hoạt động khác liên quan… Những chương trình này khá hiệu quả khi xây dựng nền tảng kiến thức, tạo động lực cho thanh niên khi khởi nghiệp.

Đặc biệt, các chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp do Tỉnh đoàn tổ chức đã chủ động mời nhiều chuyên gia, nhà khoa học cũng như nhà đầu tư để tư vấn chuyên sâu, định hướng cho thanh niên. Điều này, không những giúp thanh niên có hướng đầu tư đúng đắn, hiệu quả, tránh tình trạng ồ ạt làm theo phong trào, mà còn có thể tận dụng được những thế mạnh của địa phương như: đất đai, nông sản…

Sự đồng hành này đã tạo ra những hiệu ứng tích cực, hiện tại tỉnh Bắc Kạn đã có khoảng 300 mô hình phát triển kinh tế của thanh niên cho thu nhập hơn 50 triệu đồng, trong đó có hơn 80 mô hình cho thu nhập từ 80 triệu đồng trở lên mỗi năm. Cao Tân, huyện Pắc Nặm cho biết, trước đây cũng làm nông, trồng ngô trồng lúa rồi thu lâm sản phụ, buôn bán rồi làm thuê…, không có việc làm nào ổn định. Sau khi được Tỉnh đoàn hỗ trợ vay vốn, kỹ thuật nên đã mạnh dạn đầu tư nuôi lợn kết hợp với nuôi giun Pháp, từ đó nâng cao thu nhập cho gia đình, mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng.

Hướng đến mô hình hợp tác xã thanh niên

Tháng 7 năm 2017, thông qua mạng xã hội Facebook, tổ chức Childfund tại Bắc Kạn phối hợp với Tỉnh đoàn Bắc Kạn thành lập Nhóm “Kết nối thanh niên Bắc Kạn khởi nghiệp”. Mục đích của Nhóm là kết nối mạng lưới khởi nghiệp tỉnh Bắc Kạn và mạng lưới khởi nghiệp quốc gia; kết nối thanh niên trên địa bàn tỉnh với những nguồn lực của xã hội như những nhà tư vấn, nhà đầu tư tiềm năng,… để biến những ước mơ khởi nghiệp, phát triển kinh tế của đoàn viên, thanh niên thành hiện thực.

Với số lượng thành viên của nhóm lên tới 15.000 người hiện nay, nhiều thanh niên dễ dàng “tìm thấy nhau” khi cùng chung ý tưởng khởi nghiệp. Để hỗ trợ cho các mô hình, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bắc Kạn đã phối hợp hiệu quả với các đơn vị liên quan thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Văn phòng Điều phối Xây dựng Nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tập huấn xây dựng tổ hợp tác cho cán bộ đoàn và đoàn viên, thanh niên.

Thông qua các chương trình tập huấn, cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên được trang bị kiến thức về điều kiện, thủ tục, quy trình thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, qua đó, số mô hình Tổ hợp tác và Hợp tác xã thanh niên được thành lập ngày càng tăng. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 18 Hợp tác xã và 26 Tổ hợp tác thanh niên.

Chị Đinh Tuyết Nhung, Giám đốc HTX Nhung Lũy, hoạt động trên cả lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ tại xã Yến Dương, huyện Ba Bể chia sẻ qua nhóm Kết nối thanh niên Bắc Kạn khởi nghiệp, chị đã kết nối thành công nhiều cơ sở hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thành viên Hợp tác xã của chị Nhung chủ yếu là thanh niên DTTS, một số thanh niên nằm trong đối tượng hộ nghèo hoặc cận nghèo.

Một số mô hình tiêu biểu khác có thể kể đến như: Hợp tác xã Trần Phú (chăn nuôi gà ta thả đồi) của anh Phan Văn Tuân ở xã Hảo Nghĩa, Na Rì; HTX Như Cố (rau sạch) ở huyện Chợ Mới; HTX Pắc Nặm (chăn nuôi và trồng trọt) tại xã Bộc Bố, Pác Nặm... Đây thực sự là một tín hiệu tích cực giúp thanh niên vững bước trong con đường khởi nghiệp.

HỒNG PHÚC

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.