Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Khởi sắc Hướng Sơn

PV - 14:20, 14/12/2018

Nói về những đổi thay của Hướng Sơn (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), ông Hồ Đình Tào, Chủ tịch UBND xã phấn khởi chia sẻ: Hướng Sơn có tổng dân số trên 2.000 người, phân bố ở 7 thôn, bản với 100% dân số là người Vân Kiều. Trước đây, khi hướng dẫn người dân trồng lúa nước, nhiều người từng cho rằng trồng lúa nước nơi vùng núi này là “chuyện ngược đời”. Thế nhưng, Hướng Sơn đã làm được điều kỳ diệu đó.

Chăn nuôi trâu, bò được người dân Hướng Sơn chú trọng đầu tư. Chăn nuôi trâu, bò được người dân Hướng Sơn chú trọng đầu tư.

Thời gian này, đồng bào Vân Kiều ở xã Hướng Sơn đang tập trung thu hoạch lúa. Theo già làng Hồ Hồng Quân thì đây là kết quả của quá trình lao động không biết mệt mỏi của bà con trong thời gian dài. Với sự hỗ trợ của Nhà nước trong vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng như, điện, đường,.. người Vân Kiều nơi đây đã biết chắt chiu cải tạo từng thửa đất rồi đắp đập tích nước để tưới cho cây trồng.

Có ruộng nước, đảm bảo được an ninh lương thực người dân càng tự tin đầu tư thâm canh tăng năng suất cây lúa. Già Quân cũng nói rằng, người Vân Kiều ở đây rất cần cù chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất, bản làng không có cảnh thanh niên tụ tập rượu chè, cờ bạc mà thanh niên trong độ tuổi đều đi học nghề hoặc làm ở các công ty để phụ giúp cho gia đình. Nhiều gia đình trở thành tấm gương để bà con bản làng noi theo.

Điển hình là gia đình chị Hồ Thị Phuôm, không chỉ chú trọng thâm canh tăng năng suất cây lúa, mà con biết phát triển kinh tế theo mô hình VAR mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Có của ăn của để nên con cái chị Phuôm cũng được học hành đầy đủ..

Chị Hồ Thị Hoa, dân tộc Vân Kiều ở thôn Xa Đưng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa chăm sóc rừng cây của gia đình. Ảnh: TL Chị Hồ Thị Hoa, dân tộc Vân Kiều ở thôn Xa Đưng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa chăm sóc rừng cây của  gia đình. Ảnh: TL

Điều ấn tượng khi đến Hướng Sơn, không chỉ thành công trong việc trồng lúa nước, mà người dân nơi đây đã biết thay đổi phương thức sản xuất, chuyển đổi cây trồng có hiệu quả. Không chỉ đơn thuần là trồng lúa nước mà cây cà phê, chè và sắn nguyên liệu là các loại cây trồng được người dân lựa chọn đưa vào thí điểm, đã mang lại thành công cho vùng đất đồi này, góp phần đáng kể vào việc xây dựng nền kinh tế nông nghiệp của Hướng Sơn phát triển bền vững. Nhờ thế, đời sống của dân bản ngày càng ổn định hơn.

Già làng Hồ Văn Dục phấn khởi chia sẻ: Không chỉ riêng bản thân ông mà đội ngũ những Người có uy tín, già làng, trưởng bản có vai trò quan trọng trong việc vận động bà con trong lao động sản xuất. Mỗi người phụ trách mỗi lĩnh vực. Đơn cử, già làng Quân tuyên truyền cho bà con cách làm kinh tế, thì tôi tuyên truyền cho con cháu xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Vân Kiều. Cứ như thế mỗi người có trách nhiệm một ít, thế là cuộc sống người dân sẽ ổn định hơn về vật chất và tinh thần.

Già làng Dục cũng nói nhiều về truyền thống văn hóa của người Vân Kiều ở Hướng Sơn, đó là đồng bào rất tự hào vì được mang họ của Bác. Nhà nào cũng có ảnh Bác treo ở địa điểm trang trọng nhất, các ngày lễ Tết đều thắp hương tưởng nhớ Bác.

Nói về những đổi thay của Hướng Sơn, ông Hồ Đình Tào, Chủ tịch UBND xã phấn khởi chia sẻ: Vượt qua khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, bà con nhân dân xã Hướng Sơn đã đồng sức đồng lòng xây dựng kênh mương dẫn nước, tích cực tìm hiểu khoa học kỹ thuật, từng bước ứng dụng vào sản xuất. Lúc đầu vài hộ làm thử, dần dần 100% hộ dân trong xã đã có diện tích lúa nước. Năng suất mỗi vụ đạt trên dưới 60 tạ/ha, ngang với vùng đồng bằng.

Người dân Hướng Sơn trao đổi với nhau về kỹ thuật trồng lúa nước. Người dân Hướng Sơn trao đổi với nhau về kỹ thuật trồng lúa nước.

Đến nay xã Hướng Sơn trở thành địa phương có diện tích lúa nước lớn nhất của huyện Hướng Hóa, với tổng diện tích trên 180 ha, canh tác 2 vụ. Kết quả này, cơ bản đã giải quyết tốt vấn đề ổn định an ninh lương thực. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục hướng dẫn người dân thực hiện thâm canh cây lúa, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Mặt khác nâng cao hiệu quả các loại cây trồng chủ lực như sắn, cà phê, hồ tiêu; khuyến khích, vận động người dân nuôi nhốt gia súc, gia cầm. Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương..

“Không lâu nữa, Hướng Sơn sẽ trở thành địa phương kiểu mẫu của huyện Hướng Hóa trong phát triển kinh tế, bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc”, ông Hồ Đình Tào tự tin khẳng định.

Không chỉ riêng bản thân ông mà đội ngũ những Người có uy tín, già làng, trưởng bản có vai trò quan trọng trong việc vận động bà con trong lao động sản xuất. Mỗi người phụ trách mỗi lĩnh vực. Đơn cử, già làng Quân tuyên truyền cho bà con cách làm kinh tế, thì tôi tuyên truyền cho con cháu xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Vân Kiều”. (Già làng Hồ Văn Dục)

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Ngày 7/5, khoảng 15 tấn củ sen cấp đông của Đồng Tháp chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Lễ công bố xuất khẩu lô sen sang thị trường Nhật Bản là một trong những hoạt động của Lễ hội Sen lần thứ II năm 2024, của tỉnh Đồng Tháp.