Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Khởi sắc vùng DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hóa

Quỳnh Chi - 09:49, 29/07/2024

Theo kế hoạch, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV - năm 2024 vào tháng 11. Cùng nhìn lại những thành tựu của tỉnh về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư tại Đại hội lần thứ III - năm 2019 là cơ sở để tỉnh có những định hướng quan trọng trong giai đoạn tới, từ đó quyết tâm tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững vùng DTTS và miền núi của tỉnh.

Lê hội Mường Khô của đồng bào dân tộc Mường huyện Bá Thước được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, là thành quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa và huyện Bá Thước, nhất là các thế hệ nghệ nhân và người dân của 05 xã đã nỗ lực, chung sức gìn giữ, phát huy di sản Lễ hội Mường Khô trong dòng chảy văn hóa của dân tộc.
Lê hội Mường Khô của đồng bào dân tộc Mường huyện Bá Thước được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, là thành quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa và huyện Bá Thước, nhất là các thế hệ nghệ nhân và người dân của 05 xã đã nỗ lực, chung sức gìn giữ, phát huy di sản Lễ hội Mường Khô trong dòng chảy văn hóa của dân tộc.

Đổi thay trên tất cả các lĩnh vực

Ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn, tức ngày 14/2/2024, đồng bào dân tộc Thái ở xã Vạn Xuân (huyện Thường Xuân) đón Xuân mới vui hơn khi tỉnh, huyện và xã phối hợp tổ chức đón nhận danh hiệu “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia” đối với Lễ hội Nàng Han. 

Đây là lễ hội truyền thống của 16 xứ Thái mường Chiềng Bán (hay Chiềng Ván), mang tính hướng thiện, phản ảnh đời sống văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Thái nói chung và người Thái mường Chiếng Bán nói riêng.

“Lễ hội của đồng bào được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quóc giá là niềm vinh dự, tự hào, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cao về trách nhiệm của các cấp, các ngành của tỉnh; về trách nhiệm của các thế hệ nghệ nhân và cộng đồng các dân tộc anh em trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản".
Ông Đầu Thanh Tùng
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

Cùng chung niềm vui đó, ngày 19/2/2024, đồng bào dân tộc Mường ở các xã: Điền Trung, Điền Lư, Điền Quang, Điền Hạ, Điền Thượng của huyện Bá Thước, đã long trọng đón nhận danh hiệu “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia” cho Lễ hội Mường Khô. 

Đây là thành quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa và huyện Bá Thước, nhất là các thế hệ nghệ nhân và người dân của 05 xã đã nỗ lực, chung sức gìn giữ, phát huy di sản Lễ hội Mường Khô trong dòng chảy văn hóa của dân tộc.

Các lễ hội truyền thống được công nhận là di sản cấp quốc gia là niềm vui lớn đối với đồng bào dân tộc Thái, Mường ở khu vực miền tây Thanh Hóa; từ đó cổ vũ, động viên bà con tiếp tục hăng hái tham gia các phong trào thi đua; thắt chặt hơn nữa tinh thần đoàn kết các dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự.

Càng phấn khởi hơn khi đời sống của đại bộ phận người dân đã được nâng lên, diện mạo nông thôn, miền núi đã khởi sắc khi cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, sinh hoạt được đầu tư đồng bộ; tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt được những kết quả tích cực.

Với riêng xã Vạn Xuân, đây là xã đầu tiên trong cụm “5 xuân” (gồm 5 xã: Xuân Chinh, Xuân Lẹ, Xuân Thắng, Xuân Cao, Vạn Xuân của huyện Thường Xuân) về đích NTM vào năm 2020; tại thời điểm năm 2021, thu nhập bình quân toàn xã đã đạt 39 triệu đồng/người/năm.

Tính chung toàn huyện Thường Xuân, số liệu tại Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 (tổ chức ngày 23/4) cho thấy, toàn huyện đã có 6 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; thu nhập bình quân đầu người của huyện cuối năm 2023 đạt 31,6 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,13%.

(BÀI CHUYÊN ĐỀ) Khởi sắc vùng DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hóa 2
Sau khi Đại hội cấp huyện được tổ chức thành công, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV – năm 2024 sẽ tổ chức vào tháng 11 tới đây. (Trong ảnh: Đại hội đại biểu các DTTS huyện Quan Sơn lần thứ IV – năm 2024 được tổ chức ngày 25/6)

Còn với huyện Bá Thước - 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước hiện nay, tại Đại hội đại biểu các DTTTS lần thứ IV - năm 2024 (tổ chức ngày 25/6), Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh đã bày tỏ phấn khởi trước những kết quả tích cực mà Bá Thước đã nỗ lực đạt được. Theo đó, hết năm 2023, toàn huyện có 3 xã đạt chuẩn NTM, 82 thôn đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 31,9 triệu đồng/người/năm. Huyện đặt mục tiêu thoát khỏi huyện nghèo và trở thành huyện khá ở khu vực miền núi của tỉnh vào năm 2025.

“Cú hích” từ chính sách

Đổi thay rõ nét ở huyện Bá Thước, huyện Thường Xuân cũng là bức tranh chung của vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Sau 5 năm, kể từ Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ III - năm 2019, nhất là từ năm 2021 đến nay, diện mạo nông thôn miền núi của tỉnh đã có nhiều khởi sắc; đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh không ngừng được nâng lên theo từng năm.

Cụ thể, theo Quyết định số 2551/QĐ-UBND ngày 17/7/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt kết quả điều tra lao động, việc làm và thu nhập bình quân đầu người cấp huyện năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, thu nhập bình quân vùng DTTS và miền núi của tỉnh đạt 36,98 triệu đồng/người/năm. Đến hết năm 2023, thu nhập bình quân của vùng DTTS và miền núi Thanh Hóa tăng lên 40,7 triệu đồng/người/năm.

Trong các huyện miền núi, cuối năm 2022, Mường Lát là huyện có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất tỉnh (đạt 22,95 triệu đồng/người/năm). Với nhiều chương trình, dự án đầu tư cho huyện nghèo, cho đồng bào DTTS, hết năm 2023, thu nhập bình quân của huyện đã tăng lên hơn 25 triệu đồng/người/năm.

Lễ hội Nàng Han là lễ hội truyền thống của 16 xứ Thái mường Chiềng Bán (hay Chiềng Ván), mang tính hướng thiện, phản ảnh đời sống văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Thái nói chung và người Thái mường Chiếng Bán nói riêng.
Lễ hội Nàng Han là lễ hội truyền thống của 16 xứ Thái mường Chiềng Bán (hay Chiềng Ván), mang tính hướng thiện, phản ảnh đời sống văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Thái nói chung và người Thái mường Chiếng Bán nói riêng.

Thu nhập được nâng lên, người dân vùng DTTS và miền núi của tỉnh cũng có thêm điều kiện để tích cực đóng góp vào công cuộc xây dựng NTM. Theo ông Mai Xuân Bình, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, tính đến tháng 6/2024, trên 11 huyện miền núi của tỉnh đã có 68/163 xã được công nhận đạt NTM; 8 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao và 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

“Tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS của tỉnh cũng giảm nhanh. Năm 2021, hộ nghèo là người DTTS còn chiếm 27,23% tổng số hộ nghèo của tỉnh. Đến năm 2022 giảm xuống còn 19,86% và năm 2023 còn 14,75%, vượt mục tiêu đề ra”, ông Bình cho biết.

Mục tiêu giảm nghèo mà Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa nhắc đến chính là “đích” trong kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong giai đoạn 2019 - 2024, đây là nguồn lực quan trọng nhất thuộc lĩnh vực công tác dân tộc để tỉnh Thanh Hóa thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững vùng DTTS và miền núi của tỉnh.

Theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa - ông Mai Xuân Bình, tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương giao giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn là 1.231,275 tỷ đồng. Trong đó, vốn năm 2022 và năm 2023 được kéo dài thực hiện năm 2024 là hơn 299 tỷ đồng. Riêng năm 2024, vốn được giao của Chương trình MTQG 1719 cho tỉnh là gần 810 tỷ đồng; đến hết tháng 6/2024, tỉnh đã giải ngân được 47% vốn đầu tư phát triển.

Nguồn lực của Chương trình MTQG 1719 đang góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân vùng thụ hưởng tại các huyện miền núi Thanh Hóa. (Trong ảnh: Nhà văn hóa xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh, được đầu tư khang trang từ vốn Chương trình MTQG)
Nguồn lực của Chương trình MTQG 1719 đang góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân vùng thụ hưởng tại các huyện miền núi Thanh Hóa. (Trong ảnh: Nhà văn hóa xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh, được đầu tư khang trang từ vốn Chương trình MTQG)

Mặc dù vùng DTTS và miền núi đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong phát triển nhanh và bền vững, nhưng theo ông Bình, đây hiện vẫn là vùng khó khăn nhất; tỷ lệ nghèo cao nhất của tỉnh; cơ sở hạ tầng yếu kém nhất, lại thường xuyên bị thiệt hại do thiên tai, mưa lũ... Bên cạnh đó, quá trình triển khai các chính sách, nhất là Chương trình MTQG 1719, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, cả do khách quan lẫn chủ quan, ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của chính sách.

“Với Chương trình MTQG 1719, do vướng mắc trong chủ trương đầu tư nên một số dự án, tiểu dự án, nội dung đã được phân bổ vốn nhưng chưa triển khai thực hiện hoặc triển khai thực hiện còn chậm; kết quả giải ngân thấp, nhất là nguồn vốn sự nghiệp; việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình, dự án, chính sách còn hạn chế...”, ông Bình cho biết.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Bình cho biết, những khó khăn, tồn tại trong thực hiện chính sách dân tộc ở cơ sở đã được các địa phương miền núi đánh giá kỹ tại Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ IV - năm 2024, được tổ chức xong trước tháng 7/2024; các đại hội đều được lãnh đạo tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo, đại diện Ban Dân tộc tỉnh dự và theo dõi. 

Từ những đánh giá tại đại hội cấp huyện, Ban Dân tộc tỉnh sẽ chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành, địa phương hoàn thiện báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024 sẽ tổ chức vào tháng 11 tới đây. Thành tựu và thực trạng kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi của tỉnh sẽ được phân tích sâu sắc ở đại hội cấp tỉnh, từ đó Thanh Hóa sẽ đề ra những giải pháp đột phá nhằm thực hiện hiệu quả hơn lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn.

Giai đoạn 2019 – 2024, cùng với các chính sách chung của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và thực hiện một số chính sách đặc thù để đầu tư phát triển vùng DTTS và miền núi của tỉnh. Đó là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025, theo Quyết định số 624-QĐ/TU ngày 23/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững; Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2025;… Các chính sách đặc thù được tỉnh ưu tiên bố trí nguồn lực kịp thời, qua đó góp phần tăng thêm hiệu quả các chính sách chung của Trung ương triển khai trên địa bàn DTTS và miền núi của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Như Thanh (Thanh Hóa): Người có uy tín xứng đáng là “điểm tựa của bản làng”

Như Thanh (Thanh Hóa): Người có uy tín xứng đáng là “điểm tựa của bản làng”

Ở địa phương, đội ngũ Người có uy tín được xem là cầu nối quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, họ cũng tích cực tham gia vào các phong trào thi đua phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự và bảo tồn văn hóa dân tộc...; Theo đó, những năm qua, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) luôn chú trọng triển khai đầy đủ các chính sách chăm lo, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ Người có uy tín trong cộng đồng đồng bào DTTS.