Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Thanh Hóa: Nỗ lực để không còn ai bị bỏ lại phía sau

Quỳnh Trâm - 22:56, 14/07/2024

Ngày 21/3/2022, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch số 77/KH-UBND “Về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn tỉnh, trong đó xác định tập trung giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế tái nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vươn lên mức sống tối thiểu; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Nhờ được hỗ trợ vay vốn, nhiều hộ gia đình ở miến núi Thanh Hóa đã vươn lên thoát nghèo
Nhờ được hỗ trợ vay vốn, nhiều hộ gia đình ở miến núi Thanh Hóa đã vươn lên thoát nghèo

Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 3,7 triệu dân, trong đó có khoảng 600.000 đồng bào DTTS, chiếm 16,7% dân số, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, đặc biệt tại các huyện miền núi. Nhận rõ điều đó, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm tổ chức thực hiện các phong trào thi đua và triển khai nhiều mô hình, cách làm giúp người dân giảm nghèo.

Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương cho công tác giảm nghèo, toàn tỉnh xây dựng được 63 mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, với tổng kinh phí gần 21,8 tỷ đồng; hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao năng lực sản xuất cho 90% người dân ở độ tuổi lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn có nhu cầu.

Được ví như "bà đỡ" của nhiều hộ nghèo, cận nghèo, việc thực hiện vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội những năm qua, cũng đang giúp cho các hộ có vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt. Từ đó, tiếp sức cho hộ nghèo từng bước thoát nghèo bền vững. Tính đến nay, Ngân hàng chính sách xã hội đã giải ngân hơn 4.519 tỷ đồng vốn tín dụng, giúp hơn 71.400 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn phát triển sản xuất.

Nhờ được hỗ trợ vay vốn, nhiều hộ gia đình ở miến núi Thanh Hóa đã vươn lên thoát nghèo
Nhờ được hỗ trợ vay vốn, nhiều hộ gia đình ở miến núi Thanh Hóa đã vươn lên thoát nghèo

Với 40 triệu đồng vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, năm 2020, gia đình bà Bùi Thị Thường, thôn Tân Sơn, xã Thạch Sơn, huyện Thạch Thành đã đầu tư trồng cây ăn quả. Cụ thể, bà đã mua 500 cây bưởi, 200 cây mít để trồng, chú trọng chăm sóc cây trồng theo hướng dẫn nên cây phát triển tốt. Nhờ đó, những năm gần đây, thu hoạch từ bán  bưởi và mít đã giúp bà trả hết nợ cũ và còn có tích lũy để trang trải cuộc sống, mua sắm sanh được đồ dân dụng sinh hoạt trong gia đình. "Nếu không có nguồn hỗ trợ này thì không biết đến bao giờ chúng tôi mới thoát nghèo được", bà Thường phấn khởi nói.

Ông Phạm Chiến Thắng - Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết, năm 2023, ngoài hộ nghèo được vay vốn tín dụng chính sách, ngân hàng cũng đã giải ngân cho khoảng 1.000 đối tượng vay vốn là hộ cận nghèo, mới thoát nghèo. Từ những chương trình hỗ trợ này, đã có nhiều hộ xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, vươn lên làm giàu.

Ngoài ra, thực hiện phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau", các địa phương cũng đã tập trung thực hiện nhiều chính sách an sinh đến hộ nghèo, cận nghèo như: Cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền điện, xây dựng nhà ở, hỗ trợ chi phí học tập cho con hộ nghèo, hộ cận nghèo. Trên tinh thần đồng hành với các hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế bằng tình cảm và trách nhiệm, các địa phương còn huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ để không bỏ sót các đối tượng được thụ hưởng.

Các chương trình tín dụng chính sách được chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa niêm yết công khai tại tất cả Điểm giao dịch xã
Các chương trình tín dụng chính sách được chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa niêm yết công khai tại tất cả Điểm giao dịch xã

Minh chứng như năm 2023, là đã có khoảng 1.600 căn nhà Đại đoàn kết, được xây dựng cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh từ nguồn huy động của Quỹ "Vì người nghèo" các cấp. Những căn nhà mang giá trị tinh thần, là cả tấm lòng, sự sẻ chia của các mạnh thường quân, giúp người nghèo có nơi ở ổn định. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc các cấp còn tranh thủ mọi nguồn lực để hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, khám chữa bệnh, thăm hỏi, tặng quà cho những hoàn cảnh khó khăn.

Điển hình như huyện Quan Hóa, là huyện vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. 5 năm qua, toàn huyện huy động được nguồn quỹ 1,3 tỷ đồng, đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 52 căn nhà Đại đoàn kết. Ngoài ra, MTTQ từ huyện đến cơ sở còn chủ trì, tổ chức các hoạt động cứu trợ, như: Giúp đỡ khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ các gia đình có nhà bị sập đổ do bão, lũ, dông, lốc; nhà bị cháy; bị tai nạn lao động, rủi ro nghiêm trọng. Từ nguồn quỹ cứu trợ trên 200 triệu đồng, MTTQ đã hỗ trợ xây dựng 10 nhà bị cháy do hỏa hoạn và sập đổ.

Các hoạt động thiết thực, hiệu quả trên đã góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện hàng năm theo chuẩn mới giai đoạn 2021 - 2025 đạt từ 5% trở lên. Bà Hà Thị Thuận - Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Quan Hóa, cho biết: Phong trào đã góp phần cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao có tiến bộ rõ rệt trong công tác giảm nghèo. MTTQ huyện đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”, hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; trong đó tập trung vào hỗ trợ sản xuất và làm 50 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo.

Thanh Hóa phấn đấu đến ngày 30/9/2025 có ít nhất 5.000 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở
Thanh Hóa phấn đấu đến ngày 30/9/2025 có ít nhất 5.000 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa vẫn còn hơn 35.000 hộ nghèo. Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025...; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các chương trình MTQG, các phong trào thi đua.

Tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục kêu gọi sự chung tay của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong việc nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho người nghèo..., với quyết tâm đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1,5%/năm trở lên; tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS giảm bình quân hằng năm 3% trở lên. Phấn đấu đến năm 2030, sẽ không còn huyện nghèo và xã đặc biệt khó khăn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Tin cùng chuyên mục
Cuộc điều tra 53 DTTS tại Sóc Trăng: Thu thập thông tin thuận lợi, hoàn thành đúng tiến độ

Cuộc điều tra 53 DTTS tại Sóc Trăng: Thu thập thông tin thuận lợi, hoàn thành đúng tiến độ

Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện với 109 xã, phường, thị trấn và 775 khóm, ấp; dân số khoảng 1,2 triệu người, trong đó, đồng bào DTTS là 423.000 người (chiếm 35,4% dân số của toàn tỉnh). Nhờ làm tốt khâu chuẩn bị nên cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS) trên địa bàn tỉnh diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nội dung kế hoạch phương án điều tra.