Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Không tổ chức thi thực hành trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT

PV - 18:28, 07/01/2022

Ngày 7/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc sẽ không tổ chức thi thực hành ở các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2021 - 2022.

Đoàn học sinh Việt Nam tại lễ khai mạc Olympic Toán học quốc tế năm 2021. Ảnh: BGD
Đoàn học sinh Việt Nam tại lễ khai mạc Olympic Toán học quốc tế năm 2021. Ảnh: BGD

Lý do được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra là để bảo đảm an toàn, tiết kiệm trong công tác tổ chức thi học sinh giỏi, thích ứng với bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

Trước đó, Bộ GD&ĐT đã công bố kế hoạch thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm học 2021 - 2022. Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia 2022 sẽ diễn ra từ 4 - 6/3/2022. Thời gian công bố kết quả từ ngày 17 - 20/3/2022. 

Như thường lệ, các năm trước kỳ thi học sinh giỏi quốc gia diễn ra vào thời điểm cuối tháng 12 và có kết quả vào khoảng giữa tháng 1 năm sau. Tuy nhiên, kỳ thi năm nay được lùi 2 tháng so với mọi năm do dịch bệnh còn phức tạp. Tại nhiều địa phương, dịch bệnh diễn biến phức tạp nên việc trở lại trường vẫn còn nhiều khó khăn, học sinh vẫn phải học online.

Cũng theo kế hoạch được Bộ GD&ĐT công bố, kỳ thi chọn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế vào ngày 6 - 8/4/2022 và công bố kết quả đến thí sinh sau 10 ngày. Kỳ thi Olympic Vật lý và Tin học Châu Á - Thái Bình Dương sẽ diễn ra trong tháng 5/2022. Còn các đội tuyển dự Olympic quốc tế sẽ thi trong tháng 7/2022.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.