Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Kon Tum: Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số lần thứ Nhất

T.Hợp - 09:39, 16/07/2022

Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ Nhất, năm 2022 dự kiến sẽ tổ chức từ ngày 16/11/2022 đến 18/11/2022. Địa điểm tổ chức: Quảng trường 16/3 và khuôn viên sân nhà rông Kon Klor, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum.

Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ Nhất, năm 2022 dự kiến sẽ tổ chức từ ngày 16/11/2022 đến 18/11/2022. Ảnh minh hoạ
Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ Nhất, năm 2022 dự kiến sẽ tổ chức từ ngày 16/11/2022 đến 18/11/2022. Ảnh minh hoạ

Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ Nhất, năm 2022 được tổ chức với mục đích đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng, nâng cao trách nhiệm, nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. 

Đồng thời, Hội thi tạo môi trường giao lưu, lan tỏa, kế thừa sinh hoạt văn hóa cồng chiêng. Qua đó, tôn vinh, quảng bá giá trị di sản văn hóa cồng chiêng đến với du khách, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa trong đồng bào các dân tộc thiểu số và phát triển kinh tế du lịch.

Theo kế hoạch, Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số lần thứ Nhất, năm 2022 được tuyên truyền với các hình thức như băng rôn, pano, áp phích trên các tuyến đường chính trên địa bàn tỉnh, tại khu vực tổ chức Hội thi (thực hiện trước, trong và sau thời gian tổ chức Hội thi); tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử các Sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương.

Tại Hội thi, các đội văn nghệ đến từ các huyện, thành phố trong tỉnh sẽ tham dự các nội dung: Trình diễn các tiết mục dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống; cụ thể, mỗi đội tham gia xây dựng 01 chương trình nghệ thuật trình diễn các tiết mục: Cồng chiêng, xoang; hòa tấu các nhạc cụ truyền thống kết hợp cùng cồng chiêng; các làn điệu dân ca truyền thống được đệm bằng cồng chiêng.

Bên cạnh đó tái hiện trích đoạn nghi lễ, lễ hội truyền thống tiêu biểu, trong đó, cồng chiêng giữ vai trò quan trọng; chỉnh âm cồng chiêng (các Đoàn tham gia Hội thi lựa chọn các nghệ nhân am hiểu về kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng tại địa phương mình để tham gia trình diễn những kỹ thuật, kỹ năng chỉnh âm cồng chiêng của dân tộc tại Hội thi)./.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.