Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV: Quốc hội thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Hoàng Quý - 12:30, 26/05/2023

Ngày 26/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết khái niệm người tiêu dùng, có 2 loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị quy định người tiêu dùng bao gồm cả tổ chức. Loại ý kiến thứ hai cho rằng không cần thiết đưa “tổ chức” vào khái niệm “người tiêu dùng”. Sau khi nghiên cứu ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội thống nhất bổ sung đối tượng “tổ chức” vào nội dung quy định giải thích từ ngữ về người tiêu dùng; đồng thời bổ sung thuật ngữ “tiêu dùng bền vững”.

Về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng, tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật đã bổ sung quy định tại khoản 10 Điều 4 theo hướng khi sử dụng dịch vụ công người tiêu dùng được bảo vệ theo quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan.

Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, Dự thảo Luật đã có nhiều quy định cụ thể về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với các giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng, như quy định việc tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có các trách nhiệm chung; quy định về giao dịch trên không gian mạng, giao dịch trên nền tảng số (bổ sung, hoàn thiện nhiều nội dung và giải pháp để bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng như quy định về trách nhiệm chung của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng; xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số…

Về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội, dự thảo Luật đã có nhiều quy định để tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia thực hiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (trong đó có Hội bảo vệ người tiêu dùng) như đại diện người tiêu dùng khởi kiện khi có yêu cầu và ủy quyền hoặc tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng…

Về giải quyết tranh chấp tại Tòa án, UBTV Quốc hội lựa chọn phương án quy định rõ về việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Quang cảnh phiên thảo luận
Quang cảnh phiên thảo luận

Thảo luận tại hội trường, các ĐBQH bày tỏ đồng tình với việc ban hành dự án Luật này nhằm thể chế hóa Hiến pháp, phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong luật hiện hành.

Một số đại biểu cho rằng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) cần: Quy định rõ ràng trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa; bỏ quy định giá trị giao dịch để giải quyết vụ việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; làm rõ quy định kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận; bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các Luật có liên quan; thể hiện khái niệm người tiêu dùng minh bạch, rõ ràng hơn để tạo thuận lợi trong áp dụng…

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, tại phiên thảo luận, đã có 22 lượt ý kiến phát biểu, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã có phát biểu giải trình, làm rõ vấn đề các ĐBQH quan tâm. Các ý kiến phát biểu của các ĐBQH đã được ghi âm, ghi chép đầy đủ, sẽ được tổng hợp, tiếp thu nghiêm túc, giải trình kỹ lưỡng để bảo đảm hoàn thiện dự thảo luật đạt chất lượng cao trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Tin cùng chuyên mục
“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), diễn ra tối 22/11. Tham dự Lễ kỷ niệm có Mẹ Việt Nam Anh hùng Thái Thị Tài; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr và lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh bạn, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ.