Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến pháp luật

Thanh Huyền - 07:53, 06/11/2019

Ngày 5/11/2019, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao năm 2019; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019.

Đại biểu Quốc hội trong phiên làm việc tại hội trường.
Đại biểu Quốc hội trong phiên làm việc tại hội trường.

Ngày 5/11/2019, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao năm 2019; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019.

Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu nêu lên thực trạng môi trường bị xâm hại nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Tuy nhiên, việc xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường vẫn đang là vấn đề đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Để khắc phục tình trạng này, đại biểu đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đề nghị Chính phủ sớm có các giải pháp khắc phục tình trạng này, yêu cầu Bộ Công an tiến hành kiểm tra, thanh tra, xử lý hành chính, hình sự đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường. Đại biểu Ngô Sách Thực (Bắc Giang) cho rằng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường vẫn diễn ra trên các lĩnh vực. Cần công khai xét xử các vụ vi phạm môi trường, lựa chọn vụ việc điển hình để có tính răn đe chung, tránh việc đổ lỗi cho khách quan hoặc đưa nhiều nguyên nhân trốn tránh trách nhiệm của tổ chức và cá nhân.

Tại phiên thảo luận, một số đại biểu bày tỏ trăn trở về công tác thi hành án dân sự thời gian gần đây kết quả chưa cao. Về công tác phòng chống tham nhũng, một số đại biểu dẫn chứng trong năm 2019, cơ quan công an đã thụ lý điều tra 423 vụ án, 1.073 bị can phạm tội về tham nhũng. Điều này cho thấy nạn tham nhũng vẫn còn phức tạp với những biểu hiện tinh vi trên nhiều lĩnh vực...

Nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, Chính phủ và Bộ Công an cũng nhận thức rõ ràng rằng với khối lượng công việc phải giải quyết rất lớn, trải rộng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, những tồn tại, khó khăn, sai phạm trong vụ việc này, vụ việc kia là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta có những giải pháp quyết liệt để phòng ngừa sai phạm, xử lý nghiêm đối với các trường hợp đã xảy ra.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh, nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian tới là rất nặng nề, khó khăn và cấp bách. Tình hình hiện nay diễn biến hết sức mau lẹ và phức tạp. Lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật là lĩnh vực có phạm vi rất rộng, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, vừa là vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài, vừa là vấn đề cấp bách. Bộ Công an rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ giám sát của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội đối với những vấn đề liên quan để góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật trong thời gian tới.

Phát biểu giải trình tại phiên thảo luận, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đồng tình với việc nếu Quốc hội quyết định giám sát tối cao một số vụ án và chia sẻ nếu đại biểu Quốc hội quan tâm đến các vụ án, Tòa án sẽ tổ chức cuộc làm việc để 3 cơ quan tiến hành tố tụng: điều tra, truy tố, xét xử có cuộc đối thoại để cung cấp tài liệu cho đại biểu Quốc hội.

Từ ngày 6 đến 8/11/2019, Quốc hội tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Đây là nội dung đặc biệt quan trọng, được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và Nhân dân cả nước theo dõi. Tại kỳ họp này, Quốc hội chất vấn 4 nhóm vấn đề lớn thuộc lĩnh vực: Nội vụ, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông. Ngoài trách nhiệm trả lời chất vấn chính của bốn Bộ trưởng, vào cuối phiên chất vấn, Thủ tướng Chính phủ sẽ đăng đàn trả lời những nội dung mà các đại biểu chất vấn. Phương thức chất vấn giữ nguyên như tại kỳ họp trước với tinh thần “hỏi nhanh đáp gọn”.