Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Hoàn thiện hệ thống pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động

Thanh Huyền - 17:26, 21/05/2020

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV, ngày 21/5, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Quốc hội đã thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật này.

Dự thảo Luật Doanh nghiệp đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV và Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp này gồm 10 chương với 219 điều, quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, nhóm công ty và hộ kinh doanh.

Các đại biểu làm việc tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội trong phiên họp toàn thể theo hình thức trực tuyến.
Các đại biểu làm việc tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội trong phiên họp toàn thể theo hình thức trực tuyến.

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, ý kiến các cơ quan của Quốc hội và Báo cáo của Chính phủ về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đều bày tỏ nhất trí cao với báo cáo giải trình, tiếp thu về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp nhằm bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật. Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) lần này đã có nhiều nội dung, quy định mới được đưa vào để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động. Trong đó có quy định về điều kiện đăng ký doanh nghiệp.

Về phạm vi điều chỉnh, quy định đối tượng hộ kinh doanh vào dự thảo Luật Doanh nghiệp, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị không quy định nội dung về hộ kinh doanh vào dự thảo Luật, mà xem xét, ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh. Đại biểu Nguyễn Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho rằng, việc hoàn thiện khung pháp lý với hộ kinh doanh là cần thiết bởi vì hộ kinh doanh là loại hình cùng tồn tại với nhiều loại hình kinh doanh khác. Đối với hộ kinh doanh cũng cần có sự quản lý của nhà nước, có hiệu lực pháp lý, được tiếp cận các chính sách của nhà nước, đảm bảo quyền bình đẳng. Tuy nhiên, việc đưa hộ kinh doanh vào dự thảo Luật là chưa phù hợp. Về bản chất hoạt động, cách thức, quy mô hộ kinh doanh rất khác so với doanh nghiệp.

Cũng trong ngày làm việc 21/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Biên phòng Việt Nam; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). Quốc hội cũng nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật này.


Tin cùng chuyên mục
“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), diễn ra tối 22/11. Tham dự Lễ kỷ niệm có Mẹ Việt Nam Anh hùng Thái Thị Tài; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr và lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh bạn, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ.