Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Kỳ Sơn (Nghệ An): Chuẩn bị thực phẩm đón học sinh trở lại trường

Đào Thọ - 14:45, 30/03/2020

Dù học sinh đang nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19 nhưng giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS Nậm Típ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) vẫn đều đặn hằng ngày trồng rau, chăn nuôi lợn, gà, vịt để dự trữ lương thực sẵn sàng đón các em trở lại trường có đủ thức ăn.

Vườn rau xanh tốt của các thầy cô Trường PTDTBT THCS Nậm Típ
Vườn rau xanh tốt của các thầy cô Trường PTDTBT THCS Nậm Típ

Vượt quãng đường 35km từ thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn) vào đến xã Mường Típ, phải vất vả lắm chúng tôi mới đến được Trường PTDTBT THCS Nậm Típ. Con đường này bây giờ đã được san lấp tương đối bằng phẳng, nhưng cũng phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ, người và xe lấm lem bùn đất, chúng tôi mới đặt được chân tới miền biên viễn này. Đây được xem là địa phương khó khăn nhất về giao thông của huyện Kỳ Sơn tính đến thời điểm hiện tại.

Sân trường ngày nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19 vắng lặng học sinh, chỉ còn giáo viên vẫn đang cặm cụi quét dọn. Đưa chúng tôi vượt qua con suối Nậm Típ cách trường hơn 200m, thầy Võ Đình Hào, Phó Hiệu trưởng nhà trường kể rằng, nhà trường có 398 học sinh thuộc các dân tộc Thái, Mông, Khơ-mú, trong đó có gần 300 em thuộc diện học sinh bán trú.

Số lượng học sinh đông nên vấn đề thực phẩm là một điều đáng lo ngại, bởi nơi này cách xa thị trấn, giao thông cách trở. Những năm trước nhà trường không có đất để trồng rau, vì vậy việc tăng gia cải thiện bữa ăn cho học sinh bán trú gặp nhiều khó khăn. 

Cuối tháng 9/2014 nhà trường đã làm việc với lãnh đạo xã, xin mảnh đất bỏ hoang bên kia suối để trồng rau. Nhiều tháng trời miệt mài, thầy và trò tập trung khai hoang, cải tạo đất, rào vườn không quản nắng mưa. Người đi tìm giống cây, người vào từng nhà dân xin phân chuồng về cải tạo đất… 

“Học sinh nơi đây còn nghèo lắm, bữa ăn là điều quan trọng để các em tiếp tục đi học. Do vậy, giáo viên vẫn tranh thủ làm vườn, chăn nuôi để có cái ăn cho các em. Chỉ mong sao dịch bệnh kết thúc để đón học sinh tới trường. Vắng tiếng trò, chúng tôi cũng buồn lắm”, cô giáo Trần Thị Hoa tâm sự. 

Vườn rau của trường Nậm Típ rộng hơn 2.000m2 với đầy đủ các loại rau cải, rau dền, bắp cải, cà chua… đang xanh non mơn mởn. Không chỉ có vườn rau xanh tốt, giáo viên của trường còn chăn nuôi 10 con lợn, gần 80 con gà, vịt. 

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Thiết, Trưởng phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn cho biết: “Trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có 17 trường bán trú. Thời điểm vừa qua phải nghỉ học kéo dài nên chúng tôi đã chỉ đạo các trường phải có kế hoạch đảm bảo thực phẩm cho học sinh sau khi đến trường. Nhiều trường đã làm rất tốt vấn đề này, như Nậm Típ, Bắc Lý, Nậm Càn…”.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.