Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021: Sẵn sàng các phương án trong tình hình dịch Covid-19

Hoàng Quý - 16:55, 30/05/2021

Đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2021 đang được các địa phương trên cả nước triển khai khẩn trương, với những thay đổi phù hợp trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.


Học sinh trường THPT Nguyễn Thái Học, Chư Pưh, Gia Lai ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT (Ảnh tư liệu)
Học sinh trường THPT Nguyễn Thái Học, Chư Pưh, Gia Lai ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT (Ảnh tư liệu)

Chuẩn bị tốt các điều kiện cho kỳ thi 

Tại Bắc Giang, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, toàn tỉnh có trên 21 nghìn thí sinh dự thi, với 908 phòng thi và khoảng 3.700 cán bộ, giáo viên coi thi. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, có giáo viên, nhân viên và học sinh thuộc diện F0, F1, F2 và diện thuộc vùng phải cách ly, giãn cách xã hội nên việc tổ chức kỳ thi gặp nhiều khó khăn.

Ông Bạch Đăng Khoa, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bắc Giang cho biết: Sở đã đề nghị Bộ GD&ĐT có phương án cho phép tỉnh Bắc Giang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo các đợt khác nhau. Trong đó, ở các địa phương là điểm nóng của dịch bệnh, cần có đợt thi riêng cho đối tượng học sinh đang phải cách ly, hoặc ở trong khu vực phong tỏa.

Tại tỉnh Hà Giang, kỳ thi năm nay có 5.624 thí sinh đăng ký dự thi. Để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị kế hoạch ôn tập. 

Sở GD&ĐT đã có lưu ý cụ thể với cán bộ, giáo viên, nhân viên, các lực lượng tham gia công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT, thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống Covid-19. Xử lý tình huống nếu có dịch bệnh xảy ra trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh cũng đã được đặt ra.

Theo thầy Lê Xuân Thắng, Hiệu trưởng trường THCS & THPT Bắc Quang (Hà Giang), căn cứ vào đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT, cùng sự chỉ đạo rất sớm của Sở GD&ĐT, nhà trường chủ động biên soạn nội dụng ôn và đề thi tham khảo cho các em. Cùng với đó là đảm bảo công tác phòng chống dịch trong Nhà trường.

Tại Gia Lai, Sở GD&ĐT tỉnh cũng đã xây dựng phương án về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 cho hơn 14 nghìn thí sinh, trong điều kiện dịch Covid-19 có nhiều diễn diễn phức tạp. Theo ông Nguyễn Văn Long, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai, đơn vị đã xây dựng phương án thi tốt nghiệp THPT với 4 cấp độ để ứng phó với dịch Covid-19. Tổ chức thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K trước, trong và sau thi… để kì thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng tiến độ vào đầu tháng 7 tới.

Bên cạnh đó, để triển khai phương án này được an toàn, Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai yêu cầu, tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và tất cả thí sinh dự thi (kể cả thí sinh tự do) phải khai báo y tế trước ngày thi chính thức 7 ngày. Ngoài ra, các đơn vị được chọn làm điểm thi phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên tiếp nhận và xử lý thông tin tờ khai theo từng lớp…

Tại Long An, để đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, tỉnh huy động lực lượng 4 tại chỗ để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, không để xảy ra bất kỳ một sai sót nào. Năm nay, toàn tỉnh Long An có trên 16 nghìn thí sinh đăng ký dự thi, với hơn 700 phòng thi ở 15 huyện, thị xã thành phố. Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng, đảm bảo các điều kiện trang, thiết bị, phương tiện cho kỳ thi gắn với việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid – 19.

Các em học sinh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong trường học. Ảnh: Tư liệu
Các em học sinh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong trường học. Ảnh: Tư liệu

Xây dựng kịch bản ứng phó 

Để chuẩn bị phương án cho kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tình huống dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, vừa qua, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh/thành phố.  

Theo báo cáo mới nhất từ Bộ GD&ĐT, đến hết ngày 26/5 có 18 học sinh lớp 12 mắc Covid-19 (F0), 394 học sinh F1, chủ yếu ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam và Điện Biên. Con số này có thể thay đổi trong thời gian tới. 

Bộ GD&ĐT đã xây dựng kịch bản để ứng phó với các tình huống, đồng thời yêu cầu các tỉnh thành có kịch bản cụ thể dựa trên thực tế địa phương, đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc.

Theo đó, những em diện F0, không thể dự kỳ thi này sẽ được xét tốt nghiệp tương tự trường hợp bị ốm đau, tai nạn đột xuất. Thí sinh F1 sẽ được bố trí thi ở điểm riêng. Nếu xa địa điểm cách ly, địa phương tính toán đưa đón thí sinh bằng ô tô riêng và chống lây nhiễm chéo. Thầy cô và học sinh có thể phải mặc bảo hộ, tương tự ở Đà Nẵng năm 2020. Với F2, các điểm thi sẽ bố trí phòng thi riêng.

Bộ GD&ĐT đã tính toán, xây dựng kịch bản để ứng phó với các tình huống khác nhau theo diễn biến của dịch bệnh. Trong tình huống bất khả kháng khi các địa phương có nhiều thí sinh trong diện F1, F2, Bộ GD&ĐT sẽ cân nhắc việc tổ chức đợt thi thứ 2, căn cứ vào kinh nghiệm đã làm năm 2020.

(Nội dung thông tin tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.