Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024: 5 điều cần đặc biệt lưu ý

T.Hợp - 09:05, 18/03/2024

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 là kỳ thi cuối cùng của học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội, ngày 17/3, TS Lê Mỹ Phong, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) đã đưa ra những thông tin quan trọng về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Học sinh tìm hiểu thông tin tại gian tư vấn của Trường đại học Hà Nội tại Ngày hội. Ảnh: ND
Học sinh tìm hiểu thông tin tại gian tư vấn của Trường đại học Hà Nội tại Ngày hội. Ảnh: ND

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đang tới rất gần, tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội, TS Lê Mỹ Phong, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cơ bản giữ ổn định như năm 2023,  Tuy nhiên, thí sinh cần lưu ý 5 điểm quan trọng như sau:

Thứ nhất, để tự tin bước vào kỳ thi và thu nhận kết quả tốt, học sinh cần chủ động ôn tập, bám sát nội dung được dạy học ở trường và sách giáo khoa. Ngoài ra, thí sinh có thể rèn luyện bằng cách làm các đề thi dựa theo cấu trúc đề thi minh họa đã được Bộ GD&ĐT ban hành. Trong quá trình rèn luyện, không chỉ cần ghi nhớ tốt kiến thức mà còn cần rèn kỹ năng làm bài thi để có tâm lý vững vàng khi bước vào kỳ thi.

Thứ hai, học sinh cần lưu ý việc chọn môn thi. Theo quy định, học sinh dự thi để xét tốt nghiệp THPT năm nay sẽ phải đăng ký thi 4 bài trong tổng số 5 bài thi của kỳ thi này. Trong đó, có bài thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 trong 2 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. TS Phong cho biết, học sinh học ngoại ngữ là tiếng Anh nhưng vẫn có thể đăng ký thi ngoại ngữ khác như: tiếng Pháp, tiếng Trung, Tiếng, Đức.

Thứ ba, đối với thí sinh tự do (đã tốt nghiệp nhưng dự thi để sử dụng kết quả xét tuyển đại học), nếu muốn dự thi 1-2 môn thành phần của bài thi tổ hợp, cần nghe phổ biến kỹ quy định thời gian nào vào phòng thi, thời gian chờ để thi.

Thí sinh chưa tốt nghiệp THPT sẽ phải làm trọn vẹn 1 trong 2 bài thi tổ hợp. Thí sinh tự do có thể được chọn môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp dự thi để xét tuyển đại học nhưng cũng không được đồng thời chọn môn thi thành phần của cả hai bài thi tổ hợp.

Thứ tư, mỗi thí sinh sẽ được cấp 1 tài khoản phục vụ việc đăng ký dự thi và xét tuyển. Các em cần bảo mật tài khoản này để bảo đảm không bị người khác truy cập, sửa chữa thông tin của mình. Điểm mới năm nay là các đơn vị dự thi sẽ hỗ trợ thí sinh một phần việc như tra cứu thông tin về diện ưu tiên khu vực để cung cấp cho thí sinh đăng ký chính xác. Các em cần nhớ cập nhật đủ dữ liệu lên hệ thống để được bảo đảm quyền lợi.

Thứ năm, thí sinh cần đọc kỹ quy chế và lưu ý phần trách nhiệm của thí sinh khi dự thi để biết được và không được mang gì vào phòng thi, tránh bị xử lý kỷ luật, ảnh hưởng đến kết quả thi.

Năm 2024, Bộ GD&ĐT dự kiến tổ chức thi tốt nghiệp THPT vào ngày 21, 22/6 hoặc vào ngày 26 và 27/6.

Về công tác tuyển sinh năm 2024 vẫn giữ ổn định như năm 2023. Thời gian đăng ký xét tuyển đại học từ ngày 10-25/7 theo hình thức trực tuyến trên hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Trong thời gian này thí sinh được đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng không giới hạn số lần. Ngày 20/7, Bộ GD&ĐT sẽ công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào khối ngành giáo viên, sức khỏe.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.