Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Lai Châu: Thành công bước đầu từ cai nghiện bằng Methadone

PV - 11:01, 15/10/2018

Lai Châu là tỉnh miền núi có tỷ lệ người nghiện ma túy khá cao. Sau hơn 5 năm triển khai điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho người nghiện ở Lai Châu, đã đạt nhiều hiệu quả tích cực. Phương pháp này đang góp phần từng bước giảm tỷ lệ người nghiện ma túy, giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS, cải thiện sức khỏe tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện trên địa bàn.

Methadone Bệnh nhân đến uống thuốc tại cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone huyện Phong Thổ.

Anh Vàng Văn Thanh ở xã Mường So, huyện Phong Thổ nghiện ma túy đã gần 10 năm. Bao nhiêu của cải, trâu, bò, anh Thanh đều bán hết để hút thuốc phiện. Sau khi được bạn bè đang điều trị cai nghiện bằng Methadone giới thiệu, người thân động viên cùng với sự tư vấn, giúp đỡ tận tình của các cán bộ y, bác sĩ tại cơ sở điều trị, anh đã quyết tâm cai nghiện.

Anh Thanh cho biết: “Từ khi uống thuốc Methadone đến nay đã được hơn 6 tháng, sức khỏe của mình đã hồi phục nhiều. Thuốc này mỗi ngày chỉ phải uống một lần, sau đó vẫn đi làm bình thường, cảm giác thèm thuốc cũng không còn. Tôi sẽ quyết tâm điều trị và không tái nghiện lại nữa để có sức khỏe lao động kiếm sống và giúp đỡ vợ con”.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Phong Thổ, hiện nay toàn huyện có 8 cơ sở cấp phát thuốc điều trị bằng Methadone, chủ yếu tập trung tại các xã biên giới với gần 500 bệnh nhân đang điều trị. Bệnh nhân khi đến các cơ sở điều trị đều được các cán bộ tư vấn, kiểm tra sức khỏe. Vì thế, hầu hết bệnh nhân trong chương trình điều trị đều chấp hành tốt quy định giờ giấc uống thuốc, khuyến cáo của cán bộ y tế. Nhiều người đã ngừng sử dụng ma túy, phục hồi sức khỏe và có nhiều cải thiện trong các mối quan hệ với gia đình và xã hội.

Bà Hoàng Thị Ngân, cán bộ tư vấn thuộc Cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone, Trung tâm Y tế huyện Phong Thổ cho biết: Với mỗi bệnh nhân khi đến cơ sở để điều trị, các cán bộ y, bác sĩ đều tận tình tư vấn về lợi ích của chương trình như giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, viêm gan B, C; giảm tình trạng trộm cắp tài sản; giảm mâu thuẫn gia đình; bệnh nhân ăn ngon, ngủ ngon... Đặc biệt, sau khi điều trị có hiệu quả, nhiều bệnh nhân đã trở thành tuyên truyền viên tích cực vận động người thân, bạn bè, hàng xóm bị nghiện đến đăng ký điều trị”, bà Ngân thông tin.

Là tỉnh miền núi, Lai Châu có tỷ lệ người nghiện ma túy tương đối cao (3.194 người). Sau hơn 5 năm (từ tháng 9/2013) triển khai phương pháp cai nghiện bằng Methadone đã mang lại hiệu quả khá rõ rệt. Cụ thể, tính đến ngày 30/6/2018, số người tham gia điều trị Methadone ở Lai Châu là 2.038 người, đạt 63,1% so với số người nghiện có trên địa bàn. Dự kiến đến năm 2020, số người nghiện ở Lai Châu được điều trị đạt 75%.

Ông Nguyễn Văn Đối, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lai Châu cho biết: Để giúp người nghiện ma túy cai nghiện thành công, tái hòa nhập với cộng đồng, Sở Y tế tỉnh Lai Châu đã thành lập 8 cơ sở điều trị và 29 điểm cấp phát thuốc Methadone trên địa bàn toàn tỉnh. Sau khi tham gia điều trị cai nghiện bằng Methadone, hiệu quả cai nghiện cũng như tỷ lệ không tái sử dụng ma túy đối với các bệnh nhân rất là cao.

“Số bệnh nhân tham gia điều trị Methadone duy trì trên 12 tháng, không có dấu hiệu sử dụng các chất ma túy đạt 88,7% (theo quy định của Bộ Y tế, tỷ lệ này đối với miền núi là trên 80%); Tỷ lệ lây nhiễm HIV giảm từ 11% (năm 2015) xuống còn 8,66% (năm 2017); Tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm năm 2015 là 14,7% đến năm 2017 giảm còn 5%; Tỷ lệ bệnh nhân có hành vi, vi phạm pháp luật đã giảm từ 31,7% xuống chỉ còn 2,1% sau 9 tháng tham gia vào chương trình điều trị...”, ông Nguyễn Văn Đối, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lai Châu thông tin.

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.