Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Lạng Sơn: Cần biện pháp mạnh ngăn chặn tội phạm môi giới xuất, nhập cảnh trái phép

Tuấn Trình - 17:30, 13/05/2021

Lợi dụng cư dân biên giới chủ yếu là người dân tộc thiểu số, với trình độ dân trí còn hạn chế, các đối tượng “đầu nậu” đã bỏ ra từ 5 - 10 triệu thuê người dân địa phương để đưa một người qua biên giới. Điều này, khiến nhiều người bất chấp nguy hiểm và trở thành mắt xích trong các đường dây phạm tội.

 Bộ đội biên phòng Lạng Sơn bắt giữ các nhóm người nhập cảnh trái phép.
Bộ đội biên phòng Lạng Sơn bắt giữ các nhóm người nhập cảnh trái phép.

Theo tìm hiểu của phóng viên, bắt đầu từ năm 2020, khi Trung Quốc bùng phát dịch Covid - 19, thì xuất hiện một làn sóng người dân nước này lén lút nhập cảnh vào nước ta để quá cảnh sang nước thứ ba trốn dịch và kiếm sống. Tại Lạng Sơn, thống kê của Công an tỉnh cho thấy, năm 2020, lượng án Phòng An ninh điều tra - Công an tỉnh Lạng Sơn thụ lý các vụ xuất, nhập cảnh trái phép nhiều hơn 5 năm trước cộng lại; còn số lượng bị can bằng 7 năm trước đó. Bước sang năm 2021, tính riêng quý 1 đã xảy ra 55 vụ, 160 bị can, gần bằng số liệu cả năm 2020.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về sự phức tạp của tình hình tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất, nhập cảnh trái phép trên địa bàn, Thượng tá Hoàng Văn Triều, Trưởng Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn, cho hay: Sự gia tăng đột biến đó, chủ yếu liên quan đến hành vi nhập cảnh trái phép đang rất nóng bỏng tại biên giới phía Bắc hiện nay. 

Thời gian qua, từ những vụ dẫn người vượt biên nhỏ lẻ được các lực lượng Biên phòng, Cảnh sát giao thông (CSGT) phát hiện và chuyển giao để điều tra theo thẩm quyền, Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn đã tập trung đấu tranh, tiếp tục mở rộng vụ án để bắt tiếp nhiều đối tượng đồng phạm khác.

Theo Thượng tá Triều, hành trình đưa dẫn người Trung Quốc nhập cảnh và xuất cảnh trái phép được chia thành nhiều chặng, với nhiều cách thức di chuyển khác nhau. Sau khi người lao động Trung Quốc được đầu nậu tập kết tại khu vực biên giới, những tên cầm đầu người Việt tiếp tục thuê người dân địa phương, chọn thời điểm thích hợp để đón dẫn khách Trung Quốc đi bộ vượt biên giới. 

Với đặc điểm đường biên giới tiếp giáp Trung Quốc của tỉnh Lạng Sơn rất dài, có nhiều đường mòn, lối mở, lực lượng canh gác biên giới không thể đủ để trải kín... nên việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời hết các vụ nhập cảnh trái phép là rất khó khăn. Khi người vượt biên trót lọt vào Lạng Sơn, sẽ có đối tượng khác trong đường dây dùng ô tô lên đón, chở về tập kết ở các tỉnh sâu trong nội địa, như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, đợi đủ chuyến sẽ tiếp tục di chuyển vào các tỉnh phía Nam. Phương thức di chuyển phổ biến bằng xe khách hạng sang (limousine), xe ghép…

Cần xử lý hình sự đối với người xuất, nhập cảnh trái phép.
Cần xử lý hình sự đối với người xuất, nhập cảnh trái phép.

Thượng tá Hoàng Văn Triều cho rằng, muốn ngăn chặn có hiệu quả loại tội phạm này, thì không chỉ các lực lượng ở biên giới phía Bắc phải nỗ lực hơn nữa, mà cần có sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng ở các tỉnh nội địa. Đặc biệt, tại khu vực cửa khẩu tiếp giáp các nước đích đến. Trên các tuyến giao thông, lực lượng CSGT các tỉnh phải gia tăng tuần tra, kiểm soát.

Khi phát hiện phương tiện chở người Trung Quốc mà không có giấy tờ nhập cảnh thì cần giữ lại ngay, chuyển cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Lực lượng cảnh sát quản lí hành chính và công an cơ sở cần tăng cường kiểm tra các cơ sở lưu trú, nhà nghỉ, khách sạn, nhà cho thuê, nhà trọ, chú ý kiểm tra phát hiện khách nước ngoài lưu trú bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, cần tính toán việc xử lý hình sự đối với người xuất, nhập cảnh trái phép, hoặc phải xử phạt hành chính tăng nặng hơn. Hiện nay, đối tượng vi phạm chỉ phải bị cách ly phòng dịch rồi trục xuất khỏi Việt Nam nên tính răn đe không cao.

Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.