Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Lạng Sơn: Hơn 1.400 hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số được hỗ trợ khởi nghiệp

Minh Nhật - 15:38, 25/03/2025

Chiều 24/3, tại Lạng Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Đánh giá kết quả thực hiện Đề án 939 giai đoạn 2017 - 2025 tại tỉnh Lạng Sơn" (Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp).

Quang cảnh Tọa đàm. Ảnh: TL
Quang cảnh Tọa đàm. Ảnh: TL

Phát biểu tại Tọa đàm, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn Vũ Thị Huyền Trang cho biết, từ năm 2017 đến nay, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, tập huấn, hội thảo, diễn đàn về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong kinh doanh, hỗ trợ thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ… 

Các hoạt động đã bước đầu có những kết quả tích cực. Thực hiện Quyết định 939/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025", tổng số cán bộ chuyên trách các cấp được nâng cao nhận thức, phương pháp hỗ trợ phụ nữ về khởi nghiệp, phát triển kinh doanh là 257 người, trong đó, cán bộ cấp tỉnh 19 người, cán bộ cấp huyện 44 người, cán bộ cấp xã 194 người và 1.646 chi hội trưởng phụ nữ.

Giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn được phân bổ kinh phí triển khai thực hiện Đề án là gần 1,7 tỷ đồng. Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thành phố được phân bổ kinh phí triển khai thực hiện Đề án, với tổng kinh phí là hơn 600 triệu đồng. 

Các cấp Hội triển khai Đề án chủ yếu lồng ghép với các hoạt động, chương trình của Hội và nguồn xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Các cấp Hội phụ nữ cũng hỗ trợ thủ tục thành lập, vốn, kiến thức… cho 102 tổ hợp tác và 28 hợp tác xã, với 1.410 hội viên phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp, chủ yếu là phụ nữ dân tộc thiểu số, hoàn thành 100% so với mục tiêu của Kế hoạch Đề án đã được phê duyệt.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn Vũ Thị Huyền Trang phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: TL
Bà Vũ Thị Huyền Trang, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn thông tin về những mô hình khởi nghiệp của phụ nữ tại buổi tọa đàm. Ảnh: TL

Các dự án được đánh giá cao như: Dự án “Phát triển chuỗi giá trị hồng vành khuyên treo gió hữu cơ nhằm tạo việc làm và sinh kế bền vững cho phụ nữ dân tộc Tày, Nùng vùng biên giới Xứ Lạng”; Dự án "Xây dựng chuỗi giá trị hoa hồi, dược liệu dưới tán rừng hồi từ tài nguyên bản địa gắn với sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Tân Văn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn"; Dự án chăn nuôi gà thảo dược vi sinh thả dưới tán hồi; Dự án Phát triển trồng dược liệu hữu cơ theo chuỗi liên kết và ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp từ thảo mộc thiên nhiên; Dự án Trà diếp cá Lụa Vy…

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn đã triển khai các hoạt động đánh giá, lựa chọn, hỗ trợ và nhân rộng các ý tưởng, mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: Hỗ trợ cho trên 50 ý tưởng khởi nghiệp, Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ được vay, tổng số vốn gần 6 tỷ đồng.

Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn Bế Thị Thu Hiền phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: TL
Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn Bế Thị Thu Hiền tham gia ý kiến phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: TL

Bà Vi Thị Lụa, Giám đốc Hợp tác xã Chế biến nông sản Lụa Vy (địa chỉ tại Làng Hăng, xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng) - mô hình tiêu biểu đã đạt giải Đặc biệt Cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp cấp toàn quốc chia sẻ, Hợp tác xã được thành lập tháng 11/2020, ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng đến tháng 4/2021, Hợp tác xã đã tham gia các lớp tập huấn của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chi Lăng, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn tổ chức. Nhờ đó, hội viên Hợp tác xã dần dần tích lũy kiến thức, kĩ năng cần thiết, giúp thay đổi tầm nhìn, tư duy, nhận thức, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường… 

Hiện nay, với 5 lao động đều là người dân tộc thiểu số, bên cạnh tiêu thụ sản phẩm của hội viên, Hợp tác xã còn tạo điều kiện thu mua trà diếp cá, xạ đen, nụ vối, lá vối… cho Nhân dân trong vùng. Doanh thu năm vừa qua của Hợp tác xã đạt 3 tỷ đồng, giúp một số chị em hội viên thoát nghèo.

Tại Tọa đàm, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận làm rõ kết quả đạt được, nêu một số khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp; đồng thời đề xuất, kiến nghị với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam một số nội dung như: Đẩy mạnh hỗ trợ phụ nữ xúc tiến thương mại; hỗ trợ máy móc, thiết bị, tiếp cận bán hàng qua các sàn thương mại điện tử; tăng nguồn vốn tín dụng chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh doanh, khởi nghiệp, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh; tiếp tục phối hợp các sở, ngành tham gia thực hiện Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Đề án nhằm hỗ trợ phụ nữ kịp thời, phù hợp và có đề xuất hỗ trợ cụ thể đối với những đề tài khởi nghiệp của phụ nữ.

Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.