Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Lào Cai: Tăng cường bồi dưỡng, hướng nghiệp cho học sinh trước kỳ thi

PV - 17:23, 06/05/2019

Chỉ còn gần 2 tháng nữa là kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ diễn ra. Hiện nay, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang tập trung tổ chức ôn thi, hướng nghiệp cho các em học sinh với mục tiêu giúp các em có được kết quả cao nhất, lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với điều kiện và khả năng của từng em.

Ngay tại sân trung tâm nhà trường, bảng đếm ngược thời gian đã được dựng lên, thầy và trò Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Bát Xát đang nỗ lực chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra trong tháng 6 tới. Năm học 2018-2019 là năm học đầu tiên nhà trường có học sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia. Chính vì vậy, tất cả giáo viên và 67 em học sinh lớp 12 đều rất nỗ lực, tranh thủ mọi thời gian ôn luyện để quyết tâm đạt được kết quả cao nhất trong kỳ thi này.

Các trường học trên địa bàn Lào Cai đang tập trung tổ chức ôn thi cho học sinh. Các trường học trên địa bàn Lào Cai đang tập trung tổ chức ôn thi cho học sinh.

Em Lý Thị Oanh, học sinh lớp 12B bộc bạch: Gần 1 tháng nay, em và các bạn trong lớp đã được các thầy cô giáo tổ chức ôn luyện, bổ sung kiến thức để bước vào kỳ thi. Qua các buổi ôn luyện, ngoài việc được củng cố lại các kiến thức đã học, các em còn được thầy cô giáo thông tin, hướng nghiệp có được sự lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất.

“Qua các buổi ôn thi, bản thân em và các bạn cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Những thắc mắc về kiến thức, rồi quy chế thi… của chúng em đã được các thầy cô giải đáp kịp thời. Em hy vọng với sự chuẩn bị kỹ càng, kỳ thi tới, bản thân em cũng như các bạn trong lớp sẽ đạt kết quả cao”, em Oanh thông tin.

Thầy Nguyễn Thế Yên, Phó Hiệu trưởng Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Bát Xát cho biết: Với đặc thù 100% học sinh trong trường là con em đồng bào các DTTS, bên cạnh việc bảo đảm điều kiện ăn ở cho các em, nhà trường cũng đã quán triệt tới toàn thể giáo viên quan tâm, tận dụng thời gian có thể để tổ chức ôn luyện cho các em học sinh.

“Các em học sinh của trường đến từ các xã trong huyện, lực học cũng như giao tiếp xã hội của các em cũng khác nhau. Chính vì vậy, trong quá trình tổ chức ôn thi, chúng tôi cũng động viên để làm sao các em tự tin hơn khi bước vào kỳ thi”, thầy Yên cho hay.

Năm học 2018-2019 này, tỉnh Lào Cai có 6.155 học sinh đăng ký dự thi, trong đó có 5.650 học sinh khối THPT, 550 học sinh khối giáo dục thường xuyên. Công tác ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 được các trường thực hiện từ sau khai giảng năm học, đến nay đã cơ bản hoàn thành ôn thi giai đoạn 1. Số tiết môn Toán, Ngoại ngữ, Ngữ văn trung bình là 80-100 tiết, các môn còn lại khoảng 60-80 tiết. Đa số trường đã tổ chức thi thử ít nhất 1 lần, tổ chức phân tích cấu trúc đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức biên soạn ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.

Ông Nguyên Anh Ninh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai cho biết: Kỳ thi THPT quốc gia năm nay có sự điều chỉnh về cách tính điểm. Theo đó, điểm xét tốt nghiệp THPT sẽ gồm 70% điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia dùng để xét tốt nghiệp, cộng 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của học sinh và điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Với cách tính điểm này so với cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT năm trước, thì tỷ lệ điểm thi dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT tăng hơn, đòi hỏi thí sinh phải đầu tư hơn cho việc làm các bài thi.

“Để giúp các em có được kết quả cao nhất, chúng tôi đã chỉ đạo các nhà trường tập trung tổ chức ôn luyện cho học sinh, với phương châm dạy đến đâu chắc đến đó, phân loại kiến thức từ dễ đến khó; động viên học sinh tham gia ôn thi, số tiết ôn thi bảo đảm từng khối, từng lớp, từng đối tượng học sinh; hướng dẫn học sinh cách phân tích đề thi, trình bày bài thi theo yêu cầu của từng môn thi, hình thức thi…”, ông Ninh thông tin.

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.