Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lễ cúng thần Sấm của người Cor

PV - 16:00, 08/03/2018

Dân tộc Cor huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam) có tín ngưỡng đa thần cùng hệ thống các lễ hội phong phú, gắn bó mật thiết trong đời sống cộng đồng, tiêu biểu là Lễ cúng thần Sấm với mong muốn thần Sấm phù hộ, đem đến điều tốt đẹp cho người dân, gia đình và làng bản.

Lễ cúng thần Sấm được tổ chức trong một ngày. Trước đó, gia chủ chuẩn bị đầy đủ thực phẩm, heo gà, cá, bánh, rượu và mời anh em, họ hàng ở làng khác đến dự. Chủ lễ phân công nhiệm vụ cho tất cả các thành viên trong gia đình, trong làng mỗi người mỗi việc để chuẩn bị cho lễ cúng.

Dân làng trang trí cây nêu để tiến hành Lễ cúng thần Sấm. Dân làng trang trí cây nêu để tiến hành Lễ cúng thần Sấm.

 

Khi lễ vật đã bày xong, mọi người tụ tập nơi bàn cúng và cây nêu. Chủ lễ dâng rượu khấn vái gọi thần linh, ma tốt, ông bà tổ tiên thông báo hôm nay gia đình (làng) tổ chức Lễ cúng mời thần Sấm về dự để phù hộ cho gia đình và dân làng mọi điều tốt đẹp, cầu mong thần Sấm lên tiếng để cho mưa xuống, mùa màng tốt tươi. Kết thúc nghi lễ cúng rượu, chủ lễ cùng những người đàn ông thanh niên Cor gióng lên tiếng chiêng để thần Sấm chứng kiến lòng thành của gia đình và làng bản.

Cúng xong, heo, gà được chọc tiết và mổ tại chỗ rồi đem đi chế biến các món ăn truyền thống để chủ lễ dâng lên cúng thần linh, thần Sấm, ông bà tổ tiên. Cồng chiêng tiếp tục được đánh lên, phụ nữ lại nhún nhảy biểu diễn 2 vòng múa kađấu. Đến đây, nghi Lễ cúng thần Sấm kết thúc, bà con tụ tập quây quần bên nhau cùng uống rượu, ăn uống, trò chuyện trong không khí vui vẻ.

SÔNG LAM

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.