Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Du lịch

Lên Bát Xát thưởng ngoạn Lễ hội mùa Thu “Y Tý - Sức hút đại ngàn”

PV - 15:05, 11/06/2022

Ngày 27/8 tới đây, tại trung tâm xã vùng cao Y Tý (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) UBND huyện Bát Xá sẽ phối hợp với ngành Du lịch Lào Cai tổ chức Lễ hội mùa Thu 2022 với chủ đề “Y Tý - Sức hút đại ngàn”.

Trải nghiệm dù lượn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Bát Xát đến với đông đảo du khách
Trải nghiệm dù lượn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Bát Xát đến với đông đảo du khách

Lễ hội là hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Bát Xát đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước, tạo cơ hội cho du khách được tham quan, trải nghiệm sắc màu văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Đồng thời, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đầu tư và tham gia vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, từ đó đa dạng hóa các sản phẩm du lịch thúc đẩy du lịch Bát Xát ngày càng phát triển.

Theo Kế hoạch, các hoạt động của Lễ hội sẽ bắt đầu diễn ra từ tháng 6 đến 10/2022 gồm các hoạt động: Trại sáng tác ca khúc về Bát Xát; Ngày hội du lịch trải nghiệm Lê Tai nung tại thôn Kin Chu Phìn 1, xã Nậm Pung; Trải nghiệm Lễ hội“Khu Già Già” của người Hà Nhì, tại thôn Choản Thèn, xã Y Tý; Giải bán Marathon “Về thượng nguồn Lũng Pô - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”; Giải Leo núi chinh phục đỉnh Lảo Thẩn lần thứ V; Trải nghiệm, tham quan trình diễn Dù lượn, chèo SUP, cắm trại, tại xã Dền Thàng, Mường Hum.

Nhân dịp này, UBND huyện Bát Xát sẽ công bố Quyết định công nhận điểm Du lịch thôn Choản Thèn, xã Y Tý; Quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Tri thức dân gian canh tác ruộng bậc thang của người Hà Nhì huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”. Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc khu vực xã Y Tý; trưng bày triển lãm ảnh đạt giải trong cuộc thi ảnh nghệ thuật “Vẻ đẹp du lịch Bát Xát” năm 2021; ngày hội bánh dân gian các dân tộc trong huyện;...

UBND huyện Bát Xát hiện đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cho từng hoạt động của Lễ hội, lập sơ đồ tổng thể nơi diễn ra các hoạt động, thống nhất thời gian, địa điểm; công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, thành lập các đội hướng dẫn, hỗ trợ du khách và cách thức tổ chức các nội dung diễn ra trong chuỗi các hoạt động đảm bảo chu đáo, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc; tăng cường hoạt động quảng bá các sản phẩm du lịch đặc trưng đến du khách gần, xa./.

Tin cùng chuyên mục
Đi "chữa lành" nơi vùng chè cổ

Đi "chữa lành" nơi vùng chè cổ

Trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện có khoảng 16.509 cây chè cổ thụ tự nhiên do tổ chức (Ban Quản lý rừng phòng hộ, UBND xã) và hộ gia đình quản lý, chăm sóc, bảo vệ. Chè cổ là loại cây đặc sản, đặc hữu tự nhiên đã có từ hàng nghìn đời này trên các vùng núi của tỉnh Lai Châu, chè cổ sinh trưởng và phát triển trên bình diện độ cao từ 1.200m đến 1.600m so với mực nước biển. Mùa leo núi cũng chính là thời điểm thu hái chè cổ thụ. Và quả thực không có gì tuyệt vời hơn, khi chúng ta bỏ lại những bộn bề cuộc sống, xách chiếc balo nhỏ, cùng những poter địa phương khám phá rừng nguyên sinh, thưởng thức chè cổ thụ giữa đại ngàn Tây Bắc và cùng chinh phục những đỉnh núi cao nằm trong Top 10 của Việt Nam.