Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Môi trường sống

Lợi ích “kép” từ giao khoán rừng

PV - 11:06, 16/05/2018

Trong phạm vi Nghị quyết 30a, vấn đề hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào DTTS là nội dung được các địa phương ưu tiên hàng đầu.

Khoán nhận rừng vừa bảo vệ rừng bền vững, vừa tạo thêm thu nhập cho người dân. Khoán nhận rừng vừa bảo vệ rừng bền vững, vừa tạo thêm thu nhập cho người dân.

 

Ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình), nội dung này được chính quyền địa phương tích cực triển khai, nhất là việc giao rừng để bà con nhận khoán khoanh nuôi, bảo vệ.

Hơn 8 năm nay, gia đình ông Hồ Ka ở bản Ka Oóc, xã Trọng Hóa đã nhận khoanh nuôi bảo vệ gần 5ha rừng trên địa bàn. Nhờ giữ rừng cộng đồng mà gia đình ông có thêm nguồn thu nhập, lửa trong nhà lúc nào cũng đỏ, cái bụng lúc nào cũng no. Ông bảo, bây giờ không còn đói cơm, thiếu áo như lúc trước nữa.

Giống như Hồ Ka, bắt đầu từ năm 2010, 361 hộ đồng bào DTTS ở hai xã Dân Hóa, Trọng Hóa (huyện Minh Hóa) nhận khoanh nuôi, bảo vệ rừng; Giai đoạn 2013-2016, diện tích rừng giao cho cộng đồng dân cư hai xã bảo vệ lên đến 25.148ha. Chỉ tính riêng xã Trọng Hóa đã có trên 2.000ha rừng được chuyển giao cho cộng đồng dân cư quản lý; riêng bản Ka Oóc được giao 107ha rừng. Trung bình mỗi hộ dân trong bản nhận bảo vệ khoảng 3ha rừng.

Đến thời điểm này, theo thống kê của UBND huyện Minh Hóa, toàn huyện đã có 7.727 hộ dân tham gia nhận khoán rừng trên diện tích 34.665ha. Nhờ giao rừng cho người dân chăm sóc, bảo vệ nên diện tích rừng tăng lên đáng kể, rừng được bảo vệ chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn, độ che phủ rừng Minh Hóa cao nhất tỉnh, đời sống nhân dân từng bước cải thiện. Cùng với nhiều chính sách giảm nghèo khác được triển khai, việc giao khoán bảo vệ rừng đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Minh Hóa. Năm 2017, huyện giảm được 4,44% so với năm 2016, vượt mục tiêu giảm nghèo 4% Nghị quyết 30a đề ra.

TÙNG NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục