Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Lớp học chữ Khmer ở vùng biên giới

PV - 17:13, 13/08/2018

Lớp dạy chữ Khmer tại chùa Tà Teng, xã Phú Lợi, huyện giang Thành, tỉnh Kiên giang đã được duy trì tổ chức trong hơn 10 năm nay và trở nên quen thuộc với tất cả người dân ở vùng biên giới. Cứ mỗi dịp hè về, rất đông các em học sinh tiểu học là người Khmer và cả các chiến sĩ Đồn Biên phòng Phú Mỹ cũng đến đây để học chữ của đồng bào dân tộc Khmer.

lớp học Khmer Lớp dạy chữ Khmer tại chùa Tà Teng, xã Phú Lợi, huyện giang Thành, tỉnh Kiên giang.

Vào chùa học chữ mẹ đẻ

Mùa hè năn 2018, chùa Tà Teng, xã Phú Lợi, huyện Giang Thành mở 5 lớp dạy chữ Khmer cho gần 130 em học sinh, chủ yếu là những em từ 6 đến 8 tuổi tại các xã Phú Lợi, Tân Khánh Hòa và Phú Mỹ tham gia. Đến đây, các em được học chương trình chữ Khmer theo sách, do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, xuyên suốt cả 7 ngày trong tuần. Mỗi ngày có 2 ca học, mỗi ca học kéo dài từ 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng. Ca sáng bắt đầu lúc 7 giờ, kết thúc lúc 9 giờ 30 phút, ca buổi trưa bắt đầu lúc 10 giờ và kết thúc vào lúc 1 giờ chiều.

Em Huỳnh Trần Phương Mai, ở xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành cho biết: “Con đến đây để học chữ và tiếng Khmer về giao tiếp với các bạn và các anh chị của con. Đến đây, thầy dạy con rất nhiều thứ, con rất vui vì học được tiếng Khmer của dân tộc mình” .

Hiện, lớp học có 5 giáo viên đứng lớp đều là những người dân địa phương am hiểu tiếng nói và chữ viết Khmer và có kỹ năng giảng dạy tốt, được nhà chùa vận động đến dạy miễn phí cho các em học sinh. Bên cạnh đó, cán bộ, chiến sĩ đã qua đào tạo, tập huấn chữ viết Khmer của Đồn Biên phòng Phú Mỹ cũng hỗ trợ cho việc giảng dạy.

Thầy Tiên Hiên, dạy chữ Khmer của lớp nói: “Trong thời gian nghỉ hè của các em, tôi đến chùa để cùng với các sư sãi giúp việc dạy chữ cho các em. Bản thân tôi muốn các em là người Khmer biết chữ, biết đọc, biết viết để sau này các em có gia đình, làm ăn tốt hơn” .

Qua hơn 10 năm duy trì việc dạy chữ Khmer, chùa Tà Teng đã giúp cho hàng trăm em nhỏ là người Khmer biết được con chữ của dân tộc mình. Quan trọng hơn là đã tạo môi trường sinh hoạt tập thể, bổ ích cho các em trong dịp hè, giúp các em tránh xa những tệ nạn xã hội.

lớp học Khmer Các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Phú Mỹ học chữ Khmer cùng các em học sinh.

Chiến sĩ Biên phòng học chữ để gần dân hơn

Đồn Biên phòng Phú Mỹ nằm trên địa bàn biên giới huyện Giang Thành. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Phú Mỹ thường xuyên phải gặp gỡ, giao tiếp cùng lực lượng, người nước bạn và đồng bào Khmer sinh sống dọc hai bên biên giới. Chính vì vậy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Phú Mỹ hiện đã đẩy mạnh việc dạy và học tiếng nói và chữ viết Khmer cho tất cả cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.

Bình quân mỗi tuần, cán bộ, chiến sĩ dành ra ít nhất 2 buổi, mỗi buổi từ 2 đến 3 giờ đồng hồ để học chữ Khmer cùng với các em nhỏ tại chùa Tà Teng, xã Phú Lợi. Còn lại, tranh thủ thời gian buổi tối sau khi sinh hoạt, anh em cùng nhau trao đổi, tự học. Nội dung chủ yếu là làm sao giúp cán bộ, chiến sĩ hiểu và giao tiếp được với nhân dân để tuyên truyền các chủ trương, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ đường biên, cột mốc, không buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa,…

Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Phú Mỹ luôn tạo điều kiện thuận lợi, bố trí thời gian, phân công nhiệm vụ và phương tiện đưa đón hợp lý để các cán bộ, chiến sĩ học tập có hiệu quả. Chủ động khen thưởng những điển hình đã áp dụng tốt kiến thức vào thực tiễn công tác.

Trung tá Hà Đức Hạnh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Phú Mỹ cho biết: “Đồn chúng tôi phân công những đồng chí đã được đào tạo qua các lớp dạy chữ Khmer do tỉnh tổ chức hoặc các đồng chí thạo tiếng Khmer dạy lại cho cán bộ, chiến sĩ vào giờ tự học buổi tối. Đồng thời, có chính sách khuyến khích các đồng chí có kết quả tốt trong học tập bằng việc tổ chức những hình thức giao lưu có những phần thưởng nhỏ để động viên khích lệ chiến sĩ” . Hiện nay, hầu hết các cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đều có thể giao tiếp cơ bản với nhân dân bằng tiếng Khmer.

THẾ HẠNH

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.