Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Lớp học xóa mù chữ của Trung úy Vàng Lao Lừ

PV - 10:51, 16/04/2019

Không chỉ chắc tay súng bảo vệ biên cương của Tổ quốc, Trung úy Vàng Lao Lừ (1989), dân tộc Mông còn đem “cái” chữ và tình yêu thương đến với đồng bào ở xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Qua đó góp phần nâng cao dân trí nơi vùng cao, vùng sâu biên giới. Anh là một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng được vinh danh năm 2018.

Công tác tại Đồn Biên phòng Mường Lạn, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động trên địa bàn bản Co Muông, một trong 2 bản xa nhất của xã Mường Lạn, thấy bà con mong muốn được học chữ, Trung úy Vàng Lao Lừ đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, Chỉ huy Đồn Biên phòng Mường Lạn phối hợp với chính quyền địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sốp Cộp mở lớp xóa mù chữ. Lớp học đầu tiên được khai giảng vào ngày 18/1/2017, học viên ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhỏ nhất là 13 tuổi, lớn nhất là 38 tuổi.

Lớp học xóa mù chữ của Trung úy Vàng Lao Lừ, tại bản Co Muông, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Lớp học xóa mù chữ của Trung úy Vàng Lao Lừ, tại bản Co Muông, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.

“Ban đầu, lớp học chỉ có 20 người, sau một thời gian bà con thấy việc học mang lại hiệu quả thiết thực nên nhiều người đã đến đăng ký và sĩ số lớp học đầu tiên tăng lên 36 học viên”, Trung úy Lừ cho biết.

Sau hơn một năm, lớp học xóa mù chữ ở bản Co Muông đã hoàn thành chương trình đề ra. Qua nghiệm thu của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Châu vào tháng 4 năm 2018 cho thấy, 100% học viên biết đọc, biết viết và tính được những phép tính đơn giản.

Trung úy Vàng A Lừ cho biết, từ kết quả bước đầu của lớp học xóa mù chữ đầu tiên tại bản Co Muông, hiện nay tôi đang tiếp tục duy trì giảng dạy lớp xóa mù chữ tại bản Nong Phụ, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn với 43 học viên.

Cùng với việc giảng dạy lớp xóa mù chữ, Trung úy Vàng Lao Lừ còn được Ban Chỉ huy Đồn biên phòng Mường Lạn tin tưởng giao phụ trách, giúp đỡ 5 cháu nhỏ do đơn vị nhận nuôi theo Chương trình “Nâng bước em tới trường”.

Trung úy Lừ cho biết, được sự tín nhiệm của Ban Chỉ huy, anh đã tích cực giúp đỡ và dạy dỗ các em học tập, cách xưng hô chào hỏi một cách lễ phép, cách sinh hoạt hợp vệ sinh, rèn luyện thể lực, phương pháp trồng rau củ quả để cải thiện bữa ăn. Đến nay, các em đã có rất nhiều tiến bộ về mọi mặt, biết sống tự lập.

Bên cạnh công việc chuyên môn và giảng dạy, Trung úy Lừ còn đến từng hộ gia đình đồng bào Mông để hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, đặc biệt là hướng dẫn bà con thực hiện mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc, tiêu biểu như táo mèo, mận hậu, chanh leo, ổi, cây sơn tra,…

Đến nay đã có 6 hộ dân tham gia thực hiện trồng cây ăn quả. Tiêu biểu có gia đình ông Giàng A Le, ở bản Co Muông với diện tích khoảng 2.000m2 gia đình ông Le trồng gần 100 cây, chủ yếu là các giống cây sơn tra, xoài, ổi.

Trung úy Vàng Lao Lừ là một tấm gương vô cùng xứng đáng để cho thế hệ trẻ noi theo, khi anh cùng một lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ, vừa chắc tay súng để bảo vệ biên cương, vừa tình nguyện cắm bản mang con chữ đến với bà con, đồng thời giúp bà con phát triển kinh tế nhằm nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

HOÀI DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.